{VnTim™} ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc.
ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình
Vì sao gọi là ISO ?
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá, đây là một tổ chức có tính liên minh trên toàn thế giới với 140 quốc gia thành viên. ISO là tổ chức phi chính phủ, được thành lập vào năm 1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hoá và những công việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Quá trình tiêu chuẩn hoá cũng góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế.
Tên của ISO
Nhiều người nhận thấy sự không tương ứng trong việc dùng danh từ đầy đủ là International Organization for Standardization và từ viết tắt là ISO, theo đúng thứ tự thì lẽ ra từ viết tắt phải là IOS. Trên thực tế ISO là một từ gốc Hi Lạp, có nghĩa là công bằng. ISO cũng là tiếp đầu ngữ của một số thành ngữ, ví dụ: isometric chỉ sự tương đương về đơn vị đo lường hoặc kích thước, isonomy chỉ sự công bằng của pháp luật hay của công dân trước pháp luật. Sự liên hệ về mặt ý nghĩa giữa “equal”-công bằng với “standard”-tiêu chuẩn là điều dẫn dắt khiến cho cái tên ISO được chọn cho Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá. Hơn nữa, cái tên ISO cũng được dùng phổ biến trên toàn thế giới để biểu thị tên của tổ chức, tránh việc dùng tên viết tắt được dịch ra từ những ngôn ngữ khác nhau, ví dụ IOS trong tiếng Anh, OIN trong tiếng Pháp (Viết tắt từ tên Organization Internationale de Normalisation). Vì vậy, tên viết tắt ISO được dùng ở tất cả các quốc gia là thành viên của tổ chức này trên toàn thế giới
Phân loại bộ danh mục tiêu chuẩn ISO
ISO 1–ISO 999
ISO 3 Những con số trọng dụng
ISO 9 Tin tức và tài liệu - Chuyển tự từ hệ chữ cái Kirin sang chữ La-tinh - từ ngôn ngữ Xla-vơ sang ngôn ngữ không thuộc hệ Xla-vơ
ISO 16:1975 Âm học – tần số tiêu chuẩn để lên dây (Tiêu chuẩn về cao độ trong âm nhạc)
ISO 31 Đơn vị và khối lượng
ISO 216 Cỡ giấy
ISO 233:1984 Chuyển tự từ tiếng Ả Rập sang tiếng La-tinh
ISO 233-2:1993 Chuyển tự từ tiếng Ả Rập sang tiếng La-tinh – Phần 2: Tiếng Ả Rập – Chuyển tự đơn giản hóa
ISO 259:1984 Tài liệu – Chuyển tự từ tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng La-tinh
ISO 259-2:1994 Chuyển tự từ tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng La-tinh – Phần 2: Chuyển tự đơn giản hóa
ISO 261 ISO Kích thước cơ bản - ren đinh vít - Kế hoạch chung.
ISO 262 ISO Kích thước cơ bản ren đinh vít - Cỡ loại chọn lọc của đinh vít, bu-lông, và đai ốc.
ISO 639 Bảng mã tên các ngôn ngữ
ISO 639-1 Bảng mã tên các ngôn ngữ – Phần 1: mã số sơ thảo, phiên bản 2
ISO 639-2 Bảng mã tên các ngôn ngữ – Phần 2: mã số sơ thảo, phiên bản 3
ISO/IEC 646 Các biến thể của quốc tế hóa 7 bit ASCII
ISO 657 Các phần về thép cuộn nóng
ISO 690 Tham khảo thư mục
ISO 732 Nhiếp ảnh – Phim cỡ 120 và 220 – các đo lường
ISO 838 Tiêu chuẩn dùi lỗ trên giấy lưu hồ sơ
ISO 843:1997 Đổi chữ cái từ tiếng Hy lạp sang tiếng La-tinh
ISO 1000–ISO 9999
ISO 1000 Đơn vị đo lường SI và những tiến cử về cách dùng nhiều đơn vị đo lường chuẩn xác khác nhau của nó
ISO 1007 Loại phim 135
ISO/IEC 1539-1 Ngôn ngữ lập trình Fortran
ISO 1629 Thiết lập hệ thống thuật ngữ và cách đặt tên cho các hợp chất cao phân tử
ISO/IEC 2022 Kỹ thuật tin học: Cấu trúc mã ký tự và phép mở rộng
ISO 2108 Số thứ tự cho sách theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBN)
ISO 2145 Cách đánh số phần và đoạn trong các tài liệu
ISO 2171 Ngũ cốc và những sản phẩm ngũ cốc được xay nghiền - Phương pháp xác định lượng than tổng thể
ISO 2709 Khổ mẫu trao đổi thông tin (e.g. MARC)
ISO 3029 Loại phim 126
ISO 3082 Quặng sắt - lấy mẫu và quy trình chuẩn bị mẫu
ISO 3103 Phương pháp hâm chè để kiểm tra bằng giác quan
ISO 3166 Mã hóa tên quốc gia và các đơn vị hành chính
ISO 3166-1 Mã hóa tên quốc gia và tên của các vùng lãnh thổ trực thuộc, xuất bản lần đầu vào năm 1974
ISO 3166-1 lược thảo phiên bản-2 Hệ thông mã hóa tên quốc gia dùng hai ký tự
ISO 3166-1 lược thảo phiên bản-3 Hệ thông mã hóa tên quốc gia dùng ba ký tự
ISO 3166-1 Mã hóa tên quốc gia dùng số
ISO 3166-2 Sự phân chia các đơn vị hành chính quốc gia và các vùng lãnh thổ trực thuộc.
ISO 3166-3 Mã hóa tên quốc gia dùng số, bản mới thay thế bản ISO 3166-1, xuất bản lần đầu vào năm 1998.
ISO 3297 Số ấn phẩm định kỳ theo tiêu chuẩn quốc tế (ISSN)
ISO 3506 Tính chất chống rỉ của ốc vít thép không rỉ.
ISO 3602 La-mã hóa tiếng Nhật
ISO 3864 Thiết kế nhãn an toàn
ISO 3901 Tiêu chuẩn quốc tế về số mã đánh dấu các bản thu thanh (ISRC)
ISO 3977 Tiêu chuẩn thiết kế và thu mua các ứng dụng của máy tua-bin chạy bằng hơi đốt
ISO 4157 Hệ thống kí hiệu các bản vẽ xây dựng
ISO 4217 Mã số chỉ định tiền tệ
ISO/IEC 4873:1991 Chuẩn mã trao đổi dùng nhóm mã 8-bit
ISO 5167 Đo đạc tốc độ dòng chảy của chất lỏng dùng thiết bị đo áp xuất chênh lệch trong ống dẫn, khi ống dẫn đầy.
ISO 5167-1 Part 1: Thuật ngữ chung, nguyên tắc và yêu cầu.
ISO 5167-2 Part 2: Quy định riêng về màng chắn.
ISO 5167-3 Part 3: Quy định về vòi phun và vòi phun Venturi.
ISO 5167-4 Part 4: Quy định về vòi Venturi cổ điển.
ISO 5218 Quy định mã số định hình giới tính của nhân loại
ISO 5775 Lốp và vành xe đạp
ISO 5800 Tốc độc phim nhiếp ảnh
ISO 6166 Cấu trúc của hệ thống số bảo an quốc tế (ISIN)
ISO 6344 Giấy ráp – Phân tích về cỡ hạt
ISO 6344-1 Part 1: Kiểm nghiệm sự phân bổ cỡ hạt
ISO 6344-2 Part 2: Xác định sự phân bổ hạt đá mạt vĩ mô P12 đến P220
ISO 6344-3 Part 3: Xác định sự phân bổ cỡ hạt của đá mạt vĩ mô từ P240 to P2500
ISO 6429 Kỹ thuật tin học: hàm khống chế các bộ mã tự
ISO 6438 Tài liệu - Chuẩn bộ mã tự Châu Phi dành cho việc trao đổi tin tức thư mục
ISO 6709 Tiêu chuẩn định vị điểm địa hình dùng vĩ tuyến, kinh tuyến, và độ cao.
ISO 7001 Những nhãn hiệu về tin tức công cộng
ISO 7098 La-mã hóa tiếng Trung Quốc
ISO 7372 Trao đổi dữ liệu thương mại
ISO/IEC 7501-1:1997 Thẻ chứng minh thư - giấy đi đường đọc được bằng máy (Phần 1 Hộ chiếu đọc được bằng máy; Phần 2 Giấy xuất nhập cảnh đọc được bằng máy; Phần 3 Giấy đi đường hợp pháp đọc được bằng máy)
ISO 7775 Tiêu chuẩn về thông điệp bảo an (lỗi thời - xem ISO 15022)
ISO 7810 Tiêu chuẩn về các thẻ tài chính (thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ)
ISO 7811 Kỹ thuật ghi dữ liệu trên các thẻ chứng minh thư
ISO 7816 Thẻ thông minh
ISO 8090 Xe đạp - thuật ngữ
ISO 8373 Vận dụng người máy công nghiệp - từ vựng
ISO 8583 Thông điệp dùng trong thẻ giao dịch tài chính - đặc tả thông điệp trao đổi
ISO 8583-1 Phần 1: Thông điệp, yếu tố dữ liệu và các giá trị mã
ISO 8583-2 Phần 2: Chương trình ứng dụng và thủ tục đăng ký số mã đại diện cho cơ quan tổ chức (IIC).
ISO 8583-3 Part 3: Thủ tục duy trì thông điệp, yếu tố dữ liệu và giá trị mã.
ISO 8601 Hình thức biểu thị ngày giờ
ISO/IEC 8613 Kiến trúc văn bản mở
ISO/IEC 8632 Metafile của đồ họa vi tính
ISO/IEC 8652: Kỹ thuật tin dụng - Ngôn ngữ lập trình - Ada
ISO 8807: ngôn ngữ đặc tả kỹ thuật theo trật tự thời gian (LOTOS)
ISO/IEC 8824 Ký hiệu cú pháp trừu tượng số một (ASN.1)
ISO/IEC 8825 ASN.1 Luật mã hóa
ISO 8859 mã hóa ký tự
ISO 8859-1 Chữ La-tinh 1
ISO 8859-2 Chữ La-tinh 2
ISO 8859-3 Chữ La-tinh 3 hoặc "Nam Âu"
ISO 8859-4 Chữ La-tinh 4 hoặc "Bắc Âu"
ISO 8859-5 Chữ kirin
ISO 8859-6 Chữ Ả-rập
ISO 8859-7 Chữ Hy-lạp
ISO 8859-8 Chữ Hê-bơ-rơ
ISO 8859-9 Chữ La-tinh 5
ISO 8859-10 Chữ La-tinh 6, sự sắp xếp lại của 8859-4
ISO 8859-11 Chữ Thái
ISO 8859-13 Chữ La-tinh 7 hoặc "Tiếng vùng bờ biển Ban-tích"
ISO 8859-14 Chữ La-tinh 8 hoặc "Tiếng Xen-tơ"
ISO 8859-15 Chữ La-tinh 9, bản duyệt lại của 8859-1
ISO 8859-16 Chữ La-tinh 10 Những ngôn ngữ ở vùng Đông Nam châu Âu và những ngôn ngữ khác
ISO 8879 Ngôn ngữ đánh dấu tổng quát chuẩn (SGML)
ISO 9000 Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất
ISO 9001 Quản lý chất lượng
ISO 9069 SGML Tiện nghi hỗ trợ - SGML Dạng thức trao đổi tài liệu (SDIF)
ISO/IEC 9075 SQL
ISO 9126 Mô hình chất lượng phần mềm.
ISO 9241 Tính sử dụng của một trang Web (chưa được công bố vào thời điểm ngày 1 tháng 2 năm 2004
ISO 9362 Mã số chỉ đinh ngân hàng hoặc hệ thống BIC
ISO/IEC 9579 Truy cập cơ sở dữ liệu từ xa đối với SQL
ISO 9660 CD-ROM hệ thống tập tin
ISO 9899 Ngôn ngữ lập trình C
ISO/IEC 9945 Giao thức hệ điều hành di động (POSIX)
ISO 9984 Hệ thống đổi chữ Georgian sang chữ La-tinh
ISO 9985 Hệ thống đổi chữ Ác-mê-ni sang chữ La-tinh
ISO 9999 Hỗ trợ về kỹ thuật cho những người tàn phế. Phân loại và thuật ngữ.
ISO 10000–ISO 19999
ISO 10006 Quản lý chất lượng - Hướng dẫn về chất lượng trong quản lý đề án
ISO 10007 Quản lý chất lượng - Hướng dẫn về quản lý cấu hình
ISO/IEC 10021 Hệ thống trao đổi văn bản hướng thông điệp (MOTIS)
ISO/IEC 10026 Kết nối các hệ thống mở
ISO/IEC 10089 Kỹ thuật tin học: đĩa quang viết lại bao hộp 130 mm trong trao đổi dữ liệu - 650 MB một hộp
ISO 10161 Các giao thức thông thư viện cho trao đổi văn bản ảo hoặc VDX
ISO 10160 Các giao thức thông thư viện định nghĩa thuật ngữ dùng trong trao đổi văn bản ảo
ISO/IEC 10179:1996 Ngôn ngữ trang trí và đặc tả tài liệu (DSSSL)
ISO 10279 Ngôn ngữ lập trình BASIC
ISO 10303 Hệ thống tự động hóa công nghiệp và sự tích hợp - dữ liệu về sản phẩm, hình thức biểu thị và trao đổi, còn được gọi là STEP, (tiếng Anh là STandard for the Exchange of Product data - tạm dịch là Tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu về sản phẩm)
ISO 10383 Mã hiệu cho các cơ quan thị trường chứng khoán (MIC)
ISO 10646 Bộ mã chuẩn quốc tế (tương đương Unicode)
ISO 10664 Đặc trưng điều hướng nội lực của Bu-lông trong ốc vít; – Đầu ốc vít Torx
ISO 10957 Tin tức và tài liệu - Số đăng ký các sáng tác âm nhạc được in theo tiêu chuẩn quốc tế (ISMN)
ISO 10962 Công cụ tài chính
ISO/IEC 11172 MPEG-1
ISO 11170:2003 Hệ truyền lực chất lỏng - Các màng lọc - Loạt các thử nghiệm chứng minh tính năng hoạt động
ISO/IEC 11179 Kỹ thuật tin học –- Thuật ngữ quản trị được đăng ký (MDR)
ISO/IEC 11179-1:2004 Part 1: Khung hình cấu trúc
ISO/IEC 11179-2:2005 Part 2: Phân loại
ISO/IEC 11179-3:2003 Part 3: Mô hình thuật ngữ quản trị được đăng ký và những thuộc tính căn bản
ISO/IEC 11179-4:2004 Part 4: Công thức hóa và định nghĩa dữ liệu
ISO/IEC 11179-5:2005 Part 5: Nguyên tắc điền danh và nhận dạng
ISO/IEC 11179-6:2005 Part 6: Đăng ký
ISO 11180 Ghi địa chỉ bưu điện
ISO/IEC 11404:1996 Kiểu dữ liệu phi thuộc ngữ (Xem thêm Kiểu dữ liệu đa tính năng)
ISO 11521 được thay thế bằng ISO 15022
ISO/IEC 11578:1996 Kỹ thuật tin học -- Kết nối các hệ thống mở -- Kỹ thuật sử dụng viễn hàm (RPC)
ISO 11783 còn được gọi là IsoBus - giao thức truyền thông dựa trên nền tảng J1939 cho nông nghiệp
ISO/IEC 11801 Kỹ thuật tin học – Phương pháp lắp ráp đường dây tại cơ sở người dùng
ISO 12006 Xây dựng nhà cửa. Tổ chức và quản lý dữ liệu trong công việc xây dựng.
ISO 13239 Thủ tục điều khiển liên kết dữ liệu cao cấp (HDLC)
ISO/IEC 13249 SQL Các gói trình ứng dụng và gói trình đa phương tiện
ISO/IEC 13250 Mạng lưới kết nối tài liệu theo chủ đề
ISO 13346 Cấu trúc tập tin và bộ đĩa của những phương tiện ghi một lần, ghi nhiều lần, mà UDF sử dụng.
ISO 13450 Loại phim 110
ISO 13490 Kỹ thuật tin học: Bộ đĩa và cấu trúc tập tin của đĩa CD chỉ đọc ra, hoặc đĩa CD ghi một lần, dành cho việc trao đổi dữ liệu.
ISO 13567/1 đến 3 Phương pháp viết tài liệu cho các sản phẩm kỹ thuật; Tổ chức và đặt tên cho các tầng cho CAD (Thiết kế dùng sự hỗ trợ của máy tính)
ISO/IEC 13568:2002 Kỹ thuật tin học – Hệ thống đặc tả chính quy dùng ký hiệu Z – Cú pháp, Hệ thống định dạng và ngữ nghĩa.
ISO 13616 Số tài khoản nhà băng (IBAN)
ISO/IEC 13818 MPEG-2
ISO 14000 Tiêu chuẩn quản lý môi trường trong môi trường sản xuất.
ISO 14443 Thẻ thông minh phi tiếp xúc, còn được gọi là RFID
ISO/IEC 14496 MPEG-4
ISO 14644 Phòng sạch và những môi trường kiểm soát liên quan
ISO 14644-1:1999 Part 1: Phân loại độ sạch của không khí
ISO 14644-2:2000 Part 2: Qui định thử nghiệm và theo dõi để chứng minh độ thích hợp với mức độ sạch đòi hỏi trong ISO14644-1
ISO 14644-4:2001 Part 4: Thiết kế, xây dựng và khởi đầu
ISO 14651 Kỹ thuật tin học: Tiêu chuẩn quốc tế về sắp đặt thứ tự và so sánh chuỗi ký tự
ISO 14750 Kỹ thuật tin học – Phân bổ điều hành mở - Ngôn ngữ định dạng giao thức
[[ISO 14775|ISO/IEC 14755] Phương pháp nhập dữ liệu cho phép đánh các ký tự trong bộ mã UNICODE của ISO/IEC 10646
ISO/IEC 14977 Định dạng Backus-Naur mở rộng (EBNF)
ISO/IEC 14882 Ngôn ngữ lập trình - C++
ISO 15000 Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng thương mại điện tử ebXML
ISO 15000-1:2004 Phần 1: Qui định thoả thuận và thủ tục hợp tác (ebCPP)
ISO 15000-2:2004 Phần 2: Qui định dịch vụ thông điệp (ebMS)
ISO 15000-3:2004 Phần 3: Qui định mô hình thông tin đăng ký (ebRIM)
ISO 15000-4:2004 Phần 4: Qui định các dịch vụ đăng ký (ebXML)
ISO 15000-5:2005 Phần 5: Qui định kỹ thuật của các bộ phận chính trong ebXML, phiên bản 2.01(ebCCTS)
ISO 15022 Bảo an: hệ thống thông điệp
ISO 15288 Kỹ thuật hệ thống - Chu kỳ điều hành của hệ thống
ISO/IEC 15291: Kỹ thuật tin học – Ngôn ngữ lập trình - Qui định giao thức ngữ nghĩa của Ada (ASIS)
ISO/IEC 15408 Tiêu chuẩn chung - tiêu chuẩn xét duyệt đối với bảo an trong kỹ thuật tin học
ISO/IEC 15434 Ma trận dữ liệu hai chiều của mã vạch
ISO/IEC 15444 JPEG 2000
ISO/IEC 15445:2000 ISO HTML, một chi nhánh của HTML phiên bản 4
ISO 15614-13:2002 Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng kỹ thuật hàn đối với vật liệu kim loại. Thử kỹ thuật hàn.
ISO 15686 Thời hạn dịch vụ cho những công trình xây dựng - gồm 10 phần
ISO 15706 Tiêu chuẩn quốc tế số đăng ký những bản thu âm thanh và hình ảnh
ISO 15707 Tiêu chuẩn quốc tế số mã đăng ký cho những tác phẩm ẩm nhạc
ISO 15897 Tiêu chuẩn quốc tế đối với việc đăng ký mã địa phương POSIX và bộ mã tự POSIX
ISO 15924 Mã hiệu biểu thị tên của các scripts (???)
ISO 15930 PDF (Portable Document Format)
ISO/IEC 15948:2003. PNG
ISO/IEC 16262. ECMAScript
ISO/IEC 17025 Yêu cầu chung về năng lực của các phòng thí nghiệm thử nghiệm và hiệu chuẩn
ISO/IEC 17799 Kỹ thuật tin học: Mã thực hành cho quản lý thông tin mật
ISO/IEC 17894 Tàu và ngành công nghiệp đóng tàu. Ứng dụng máy tính. Các nguyên tắc chung để phát triển và sử dụng hệ thống điện tử lập trình trong các ứng dụng hàng hải.
ISO/IEC 18009: Kỹ thuật tin học – Ngôn ngữ lập trình - Ada: Đánh giá sự phù hợp của bộ điều hành ngôn ngữ (ACATS)
ISO 18245 Tiêu chuẩn thiết lập mã qui định để định loại hàng hóa trong các dịch vụ tài chính buôn bán lẻ
ISO 18629 Tiêu chuẩn hóa Ngôn ngữ đặc tả điều hành (PSL). (Ngôn ngữ phần mềm hỗ trợ trí tuệ nhân tạo)
ISO 19005 PDF (Portable Document Format)
ISO 19011 Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
ISO 19092-1 Dịch vụ tài chính - Bảo an - Phần 1: Khuôn hình của hệ thống bảo an
ISO 19092-2 Dịch vụ tài chính - Bảo an - Phần 2: Ngữ pháp thông điệp và qui định mật mã
ISO 19101 Dữ liệu địa dư: Mô hình tham chiếu
ISO 19105 Dữ liệu địa dư: Kiểm tra tính phù hợp
ISO 19107 Dữ liệu địa dư: Giản đồ không gian
ISO 19108 Dữ liệu địa dư: Giản đồ thời gian
ISO 19109 Dữ liệu địa dư: Qui tắc đối với giản đồ ứng dụng
ISO 19110 Dữ liệu địa dư: Phương pháp mục lục hóa nét đặc trưng
ISO 19111 Dữ liệu địa dư: Đối chiếu không gian bằng tọa độ
ISO 19111 Dữ liệu địa dư: Đối chiếu không gian bằng tên
ISO 19113 Dữ liệu địa dư: Nguyên tắc chất lượng
ISO 19115 Dữ liệu địa dư: Metadata
ISO 19123 Dữ liệu địa dư: Giản đồ bao phủ
ISO 19128 Dữ liệu địa dư: Dịch vụ bản đồ trên mạng Web
ISO 19136 Dữ liệu địa dư: Ngôn ngữ đánh dấu địa lý
ISO/IEC 19501 UML Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
ISO/IEC 19502 MOF (Meta-Object Facility)
ISO/IEC 19503 XMI (XML Metadata Interchange)
ISO/IEC 19757 Ngôn ngữ định vị giản đồ văn bản (Document Schema Definition Languages) (DSDL)
ISO/IEC FDIC 19757-2 Kiểm chứng theo luật ngữ pháp thông thường RELAX NG
ISO/IEC 19757-3 Kiểm chứng theo quy tắc Schematron
ISO/IEC 19790 Qui tắc bảo an đối với những mô đun mật mã (xem thêm FIPS 140)
ISO 20000–ISO 29999
ISO/IEC 20000:2005 Hệ thống quản lý dịch vụ IT (dựa trên BS15000)
ISO 20022 Dịch vụ tài chính - kế hoạch thông điệp công nghiệp tài chính thông dụng
ISO/IEC TR 20943 Kỹ thuật tin học - Qui trình đồng bộ hóa nội dung của metadata đăng ký
ISO/IEC TR 20943-1:2003 Phần 1: Phần tử dữ liệu
ISO/IEC TR 20943-3:2004 Phần 3: Lĩnh vực giá trị
ISO/IEC TR 22250 Mô tả ngôn ngữ đại diện cho XML (Regular Language description for XML - RELAX)
ISO/IEC TR 22250-1:2002 Bộ phận chủ yếu của RELAX
ISO/IEC 23270:2003 Ngôn ngữ lập trình C#
ISO/IEC 23360 Tiêu chuẩn trên nền tảng của Linux (LSB) quy định chủ yếu, phiên bản 3.1 (được công bố tháng 12 năm 2005)
ISO/IEC 23360-1 -- Phần 1: Qui định chung
ISO/IEC 23360-2 -- Phần 2: Qui định cho kiến trúc IA32
ISO/IEC 23360-3 -- Phần 3: Qui định cho kiến trúc IA64
ISO/IEC 23360-4 -- Phần 4: Qui định cho kiến trúc AMD64
ISO/IEC 23360-5 -- Phần 5: Qui định cho kiến trúc PPC32
ISO/IEC 23360-6 -- Phần 6: Qui định cho kiến trúc PPC64
ISO/IEC 23360-7 -- Phần 7: Qui định cho kiến trúc S390
ISO/IEC 23360-8 -- Phần 8: Qui định cho kiến trúc S390X
ISO/IEC 26300: Dạng văn bản mở (.odf)
ISO/IEC 27001 Kỹ thuật tin học -- Kỹ thuật bảo an -- Hệ thống quản lý bảo an dữ liệu -- Các qui định
Theo bộ tiêu chuẩn
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004...): Hệ thống quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO 14001, ISO 14004...): Hệ thống quản lý môi trường.
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO 22004, ISO 22005, ISO 22006...): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.
ISO/TS 19649: Được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) - The International Automotive Task Force. Tiêu chuẩn ISO/TS 16949: 2002 là quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn HTQLCL ngành công nghiệp ôtô toàn cầu như: QS 9000 (Mỹ), VDA6.1 (Đức), EAQF (Pháp), AVSQ (Ý) với mục đích loại bỏ nhiều chứng nhận nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách hàng. Đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc cho các nhà sản xuất ôtô trên thế giới.
ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế (yêu cầu cụ thể về năng lực và chất lượng Phòng thí nghiệm Y tế), (Phiên bản đầu tiên ban hành năm 2003, phiên bản gần đây ban hành năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 7782:2008).
Tags:
Có Thể Bạn Chưa Biết
Cho Mình hỏi các thuật ngữ và chữ viết tắt của ISO 9000 là gì