{VnTim™} Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh (1677 - 1748), là một người có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam nên được nhiều người yêu mến gán cho danh xưng Trạng Quỳnh, hay đả kích chế độ phong kiến thời chúa Trịnh.
✅ Nguyễn Quỳnh là một danh sĩ thời Lê–Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng Nguyên.
✳ Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.
☼ Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám). Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng.
☀ Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm.
❤ Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Đương thời đã có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông).
❤️ Sách "Nam Thiên lịch đại tư lược sử" đã nhận xét về ông: "... Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước...".
💤 Tác phẩm còn lại của Nguyễn Quỳnh, gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em (vốn tài hoa, nhưng chết yểu ở tuổi 14) và hai bài phú chép trong tập: "Lịch triều danh phú". Lịch triều danh phú là tuyển tập của các danh sĩ thời bấy giờ, tất cả đều đỗ đại khoa, chỉ có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Quỳnh và Đặng Trần Côn.
✨ Tương truyền ông là bạn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh - một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng.
Để tôn vinh ông, nhà nước Việt Nam đã cho xây dựng nhà lưu niệm Trạng Quỳnh tại quê hương ông.
Thông tin thêm về Tuyển tập Truyện Cười Dân Gian: Trạng Quỳnh Trạng Lợn
👉1 Giới thiệu nhận vật Trạng Quỳnh
Trạng Quỳnh là một bộ truyện tranh thiếu nhi nhiều tập của Việt Nam, tập truyện đầu tiên mang tên Sao sáng xứ Thanh được Nhà xuất bản Đồng Nai phát hành giữa tháng 6 năm 2003. Ban đầu tác phẩm được đặt là Trạng Quỳnh (từ tập 1 đến tập 24) còn từ tập 25 trở đi thì đặt tên là Trạng Quỷnh. Tác phẩm được thực hiện bởi tác giả Kim Khánh. Bộ truyện được phát hành bởi Nhà xuất bản Đồng Nai. Trung bình một tháng thì hai tập truyện Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh (tranh đen trắng) được phát hành.
👉Ngoại hình Trang phục
Khi còn nhỏ, cậu có ba chỏm tóc, trang phục gồm một chiếc áo gồm hai túi và một cái quần có dây, mang dép. Lớn lên, cậu mang trang phục của một vị quan trạng, đội khăn đóng, ngoại hình trông chững chạc hơn.
👉Tài năng Tính cách
Cậu là một người tài giỏi, có tài trí vượt bậc, được mọi người kính phục. Nhưng cậu cũng hay nghịch ngợm, hay ở bẩn. Nhà nghèo, cha làm hương chức.
👉2 Nội dung Cốt truyện
Truyện lấy bối cảnh vào thời chúa Nguyễn, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, nhưng những sự kiện xảy ra trong truyện không trùng lặp với những sự kiện xảy ra trên thực tế. Tác phẩm này ban đầu kể lại về cuộc đời của Trạng Quỳnh - một người có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam. Trong truyện này, Trạng Quỳnh vốn thông minh từ trong bụng mẹ. Trước khi cậu sinh ra, một lần bà mẹ ra ao giặt đồ, bỗng nhìn thấy một chú vịt, bà mẹ liền ngâm câu thơ, và lập tức có tiếng đối đáp lại trong bụng vịt. Bà cho rằng đó là điềm lạ, nghĩ rằng bà sẽ sinh ra một quý tử, hiểu biết hơn người, sẽ là người có tiếng tăm. Thời gian trôi qua, bà hạ sinh một bé trai, tư dung thông minh lạ thường, đặt tên là Quỳnh.
🎶 Từ nhỏ, Quỳnh đã tỏ ra thông minh, học đâu nhớ đấy. Cậu ước mơ sau này sẽ làm ông trạng. Mặt khác, cậu cũng khá quậy, thường ở bẩn. Cậu gặp chuyện gì cũng có thể giải quyết, đối đáp rất giỏi. Ngay cả thầy và chúng bạn cũng khâm phục về tài trí của cậu.
🐾 Khi cậu trưởng thành, người ta bảo nhau rằng cậu ấy vẫn nghịch ngợm, nhưng điều đặc biệt là cậu không nghịch bằng hành động mà bằng trí thức của mình. Một ngày nọ, cậu bỗng gặp Quỷnh - đứa con nuôi của quan thái y sau này,rất quậy, đang bị một người chủ đuổi đánh. Từ đó, cậu đặt cho Quỷnh là Quỷnh "tai to" và nhận cậu làm tiểu đồng. Sau đó, Quỷnh cũng đã trở nên thông minh như cậu. Tuy nhiên, điều đáng buồn là cậu đã cùng khải chúa ăn một bữa cơm, cậu ăn toàn món thịt, nhưng đó lại là món độc. Cậu về nhà bảo với vợ nếu thấy cậu úp sách lên ngực thì thôi còn úp sách lên mặt thì cậu đã di và 3 ngày đừng làm ma chay mà hãy mở tiệc mừng, khi nào nghe tin vua Băng Hà hãy làm đám ma, Để giống như Quỳnh nằm đọc sách trên võng, mà không biết rằng cậu đã chết. Tin lọt đến tai vua. vua liền thử độc đã cho Quỳnh ăn thì vua Băng Hà, nên có câu "Trạng chết Chúa Băng Hà", Khi cậu chết, gia đình và dân làng đều thương tiếc. Sau khi cậu mất, Quỷnh đã quyết tâm để trở thành một người thông minh, sáng dạ giống như cậu Quỳnh đời trước. Cậu thường hay giúp người, trừ bạo, nhưng đôi khi còn nghịch ngợm.
👉3 Nhận xét bình phẩm Truyện cười dân gian Trạng Quỳnh:
"Đặc điểm về mặt kết cấu của truyện Trạng Quỳnh khác biệt so với các truyện cười dân gian khác là nó được tập hợp lại thành hệ thống xung quanh một nhân vật trung tâm: Trạng Quỳnh.
Truyện Trạng Quỳnh là hệ thống truyện có giá trị tố cáo, phê phán chế độ phong kiến một cách mạnh mẽ và sâu sắc nhất trong các truyện cổ dân gian Việt Nam".
👉4 Ý nghĩa truyện Trạng Quỳnh
Tiếng cười của Trạng Quỳnh về căn bản là tiếng cười của thị dân Việt Nam hồi thế kỷ 18.
Hình thái ý thức Trạng Quỳnh là hình thái ý thức có nhiều nhân tố thị dân đang bất mãn với hiện tại, đang khao khát một tương lai mới mẻ. Không có hình thái ý thức thị dân ấy, thì ở dưới chế độ phong kiến, không thể có thái độ chống giai cấp phong kiến có hệ thống và tương đối triệt để như thái độ Trạng Quỳnh được.
🎵 Tóm lại, truyện Trạng Quỳnh là một tác phẩm văn học có một nội dung chống giai cấp phong kiến thống trị, phong phú, mạnh mẽ, và một nghệ thuật trào phúng tinh vi, sắc bén. Đó là một tác phẩm văn học phê bình hiện thực có giá trị của nền văn học trào phúng Việt Nam
Cái hài hước, cái chống đối của tâm lý Việt Nam dưới chế độ cũ, là sự phản kháng chống lại áp bức bất công chứ không phải là do cao trào của một ý thức, một đòi hỏi về một xã hội cấp tiến, dân chủ và thiên hướng duy lý của nó. Trạng Quỳnh ở nước ta cũng rất vui tính song không có phong cách của nhà hiền triết. Cần phải nhận rõ điều đó để thấy chỗ mạnh, chỗ yếu của truyện Trạng và cả truyện cười dân gian Việt Nam
✅ Nguyễn Quỳnh là một danh sĩ thời Lê–Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng Nguyên.
✳ Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.
☼ Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám). Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng.
☀ Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm.
❤ Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Đương thời đã có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông).
❤️ Sách "Nam Thiên lịch đại tư lược sử" đã nhận xét về ông: "... Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước...".
💤 Tác phẩm còn lại của Nguyễn Quỳnh, gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em (vốn tài hoa, nhưng chết yểu ở tuổi 14) và hai bài phú chép trong tập: "Lịch triều danh phú". Lịch triều danh phú là tuyển tập của các danh sĩ thời bấy giờ, tất cả đều đỗ đại khoa, chỉ có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Quỳnh và Đặng Trần Côn.
✨ Tương truyền ông là bạn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh - một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng.
Để tôn vinh ông, nhà nước Việt Nam đã cho xây dựng nhà lưu niệm Trạng Quỳnh tại quê hương ông.
Thông tin thêm về Tuyển tập Truyện Cười Dân Gian: Trạng Quỳnh Trạng Lợn
👉1 Giới thiệu nhận vật Trạng Quỳnh
Trạng Quỳnh là một bộ truyện tranh thiếu nhi nhiều tập của Việt Nam, tập truyện đầu tiên mang tên Sao sáng xứ Thanh được Nhà xuất bản Đồng Nai phát hành giữa tháng 6 năm 2003. Ban đầu tác phẩm được đặt là Trạng Quỳnh (từ tập 1 đến tập 24) còn từ tập 25 trở đi thì đặt tên là Trạng Quỷnh. Tác phẩm được thực hiện bởi tác giả Kim Khánh. Bộ truyện được phát hành bởi Nhà xuất bản Đồng Nai. Trung bình một tháng thì hai tập truyện Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh (tranh đen trắng) được phát hành.
👉Ngoại hình Trang phục
Khi còn nhỏ, cậu có ba chỏm tóc, trang phục gồm một chiếc áo gồm hai túi và một cái quần có dây, mang dép. Lớn lên, cậu mang trang phục của một vị quan trạng, đội khăn đóng, ngoại hình trông chững chạc hơn.
👉Tài năng Tính cách
Cậu là một người tài giỏi, có tài trí vượt bậc, được mọi người kính phục. Nhưng cậu cũng hay nghịch ngợm, hay ở bẩn. Nhà nghèo, cha làm hương chức.
👉2 Nội dung Cốt truyện
Truyện lấy bối cảnh vào thời chúa Nguyễn, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, nhưng những sự kiện xảy ra trong truyện không trùng lặp với những sự kiện xảy ra trên thực tế. Tác phẩm này ban đầu kể lại về cuộc đời của Trạng Quỳnh - một người có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam. Trong truyện này, Trạng Quỳnh vốn thông minh từ trong bụng mẹ. Trước khi cậu sinh ra, một lần bà mẹ ra ao giặt đồ, bỗng nhìn thấy một chú vịt, bà mẹ liền ngâm câu thơ, và lập tức có tiếng đối đáp lại trong bụng vịt. Bà cho rằng đó là điềm lạ, nghĩ rằng bà sẽ sinh ra một quý tử, hiểu biết hơn người, sẽ là người có tiếng tăm. Thời gian trôi qua, bà hạ sinh một bé trai, tư dung thông minh lạ thường, đặt tên là Quỳnh.
🎶 Từ nhỏ, Quỳnh đã tỏ ra thông minh, học đâu nhớ đấy. Cậu ước mơ sau này sẽ làm ông trạng. Mặt khác, cậu cũng khá quậy, thường ở bẩn. Cậu gặp chuyện gì cũng có thể giải quyết, đối đáp rất giỏi. Ngay cả thầy và chúng bạn cũng khâm phục về tài trí của cậu.
🐾 Khi cậu trưởng thành, người ta bảo nhau rằng cậu ấy vẫn nghịch ngợm, nhưng điều đặc biệt là cậu không nghịch bằng hành động mà bằng trí thức của mình. Một ngày nọ, cậu bỗng gặp Quỷnh - đứa con nuôi của quan thái y sau này,rất quậy, đang bị một người chủ đuổi đánh. Từ đó, cậu đặt cho Quỷnh là Quỷnh "tai to" và nhận cậu làm tiểu đồng. Sau đó, Quỷnh cũng đã trở nên thông minh như cậu. Tuy nhiên, điều đáng buồn là cậu đã cùng khải chúa ăn một bữa cơm, cậu ăn toàn món thịt, nhưng đó lại là món độc. Cậu về nhà bảo với vợ nếu thấy cậu úp sách lên ngực thì thôi còn úp sách lên mặt thì cậu đã di và 3 ngày đừng làm ma chay mà hãy mở tiệc mừng, khi nào nghe tin vua Băng Hà hãy làm đám ma, Để giống như Quỳnh nằm đọc sách trên võng, mà không biết rằng cậu đã chết. Tin lọt đến tai vua. vua liền thử độc đã cho Quỳnh ăn thì vua Băng Hà, nên có câu "Trạng chết Chúa Băng Hà", Khi cậu chết, gia đình và dân làng đều thương tiếc. Sau khi cậu mất, Quỷnh đã quyết tâm để trở thành một người thông minh, sáng dạ giống như cậu Quỳnh đời trước. Cậu thường hay giúp người, trừ bạo, nhưng đôi khi còn nghịch ngợm.
👉3 Nhận xét bình phẩm Truyện cười dân gian Trạng Quỳnh:
"Đặc điểm về mặt kết cấu của truyện Trạng Quỳnh khác biệt so với các truyện cười dân gian khác là nó được tập hợp lại thành hệ thống xung quanh một nhân vật trung tâm: Trạng Quỳnh.
Truyện Trạng Quỳnh là hệ thống truyện có giá trị tố cáo, phê phán chế độ phong kiến một cách mạnh mẽ và sâu sắc nhất trong các truyện cổ dân gian Việt Nam".
👉4 Ý nghĩa truyện Trạng Quỳnh
Tiếng cười của Trạng Quỳnh về căn bản là tiếng cười của thị dân Việt Nam hồi thế kỷ 18.
Hình thái ý thức Trạng Quỳnh là hình thái ý thức có nhiều nhân tố thị dân đang bất mãn với hiện tại, đang khao khát một tương lai mới mẻ. Không có hình thái ý thức thị dân ấy, thì ở dưới chế độ phong kiến, không thể có thái độ chống giai cấp phong kiến có hệ thống và tương đối triệt để như thái độ Trạng Quỳnh được.
🎵 Tóm lại, truyện Trạng Quỳnh là một tác phẩm văn học có một nội dung chống giai cấp phong kiến thống trị, phong phú, mạnh mẽ, và một nghệ thuật trào phúng tinh vi, sắc bén. Đó là một tác phẩm văn học phê bình hiện thực có giá trị của nền văn học trào phúng Việt Nam
Cái hài hước, cái chống đối của tâm lý Việt Nam dưới chế độ cũ, là sự phản kháng chống lại áp bức bất công chứ không phải là do cao trào của một ý thức, một đòi hỏi về một xã hội cấp tiến, dân chủ và thiên hướng duy lý của nó. Trạng Quỳnh ở nước ta cũng rất vui tính song không có phong cách của nhà hiền triết. Cần phải nhận rõ điều đó để thấy chỗ mạnh, chỗ yếu của truyện Trạng và cả truyện cười dân gian Việt Nam