Tên viết tắt công ty TNHH cổ phần bằng tiếng anh Ltd JSC là gì?

ten cong ty LLC JSC Ltd PLC Inc Corp Co.,{VnTim™}✳Khi đọc những dòng này chắc hẳn vì tò mò với tên gọi các công ty đọc được ở đâu đó hay đang tìm hiểu về các mô hình công ty ở việt nam hoặc những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Nếu vậy thì bạn tìm đến đúng nơi rùi đấy, nào ta cùng bắt đầu tìm hiểu

Một số tên công ty viết tắt trong tiếng anh phổ biến thường gặp:
+ PLC - Public Limited Company /'pʌblɪk 'lɪmɪtɪd 'kʌmpəni/ Công ty đại chúng
+ LLC - Limited Liability Company /'lɪmɪtɪd laɪə'bɪləti 'kʌmpəni/ Công ty trách nhiệm hữu hạn (Bắc Mỹ hay dùng)
+ Co., Ltd - Company Limited /'kʌmpəni 'lɪmɪtɪd/ Công ty trách nhiệm hữu hạn (Việt Nam hay dùng)
+ Ltd - Private Limited Company / Limited Company: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Anh - Châu Âu hay dùng)
+ JSC - Joint Stock Company / dʒɔɪnt stɒk 'kʌmpəni / Công ty cổ phần
+ Corp. - Corporation /ˌkɔːpə'reɪʃn/ Tập đoàn, công ty kinh doanh (từ Mỹ). Ví dụ: VC Corp, Microsoft Corporation
+ Inc. - Incorporated /ɪn'kɔːpəreɪtɪd / Tổ chức, công ty, đoàn thể, liên đoàn,...(Bắc Mỹ). Ví dụ Apple Inc, eBay Inc
- (*) Không có sự khác nhau giữa Inc. và Corporation. Tuy nhiên chúng không thể thay thế cho nhau. Và khi đăng kí thì nó cũng là 1 phần của tên hợp pháp trên giấy tờ. Và điều quan trọng là cả 2 đều biểu thị "trách nhiệm hữu hạn" - nghĩa là các cổ đông, ban giám đốc, nhân viên không phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ mà tổ chức, tập đoàn còn nợ đối với các chủ nợ.
- (*) Corp. : thì thường được sử dụng phổ biến, còn Inc. chủ yếu ở Bắc Mỹ (North America).
- (*) Ltd: thường chỉ công ty độc lập, LLC chỉ công ty con hay công ty phụ thuộc.
❤Ngoài ra còn có:
+ Limited Partnership (LP)
+ Limited Liability Partnership (LLP)
- General Partnership,
- Partnership limited by shares,

✅Có 3 loại hình doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất ở Việt Nam:
  1. Doanh Nghiệp Tư Nhân: Private Company thường viết đầy đủ ko viết tắt
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Company Limited viết tắt là Ltd hay Co., Ltd
  3. Công ty cổ phần: Joint Stock Company viết tắt là JSC

Tên viết tắt công ty TNHH cổ phần bằng tiếng anh Ltd JSC là gì?

1. Doanh Nghiệp Tư Nhân: Private Company hay Private Limited Company
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem doanh nghiệp tư nhân là gì và phân tích ưu và nhược điểm của loại hình này ngay sau đây.

* Doanh nghiệp tư nhân là gì?
  • – Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • – Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân
  • – Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • – Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
  • – Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp.
  • – Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.
* Ưu điểm:
  • – Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • – Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác
* Nhược điểm:
  • – Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
  • – Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp
  • – Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn: ❤Ltd. hay LLC. hoặc Co., Ltd – chỉ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Mô hình kinh doanh vừa và nhỏ. Ở Anh, 99% các công ty theo mô hình Ltd.

Sở dĩ gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là vì các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Là mô hình công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong công ty TNHH rất hạn chế, khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.

Hiện nay công ty trách nhiệm hữu hạn (viết tắt là TNHH) có 2 loại hình đó là : công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Sau đây TPM sẽ cùng bạn tìm hiểu qua khái niệm công ty TNHH và phân tích ưu nhược điểm của từng loại hình này như thế nào.

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

2.1 Công ty TNHH 1 thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

*Ưu điểm:

Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và đây là ưu điểm hơn hẳn nếu sơ sánh với doanh nghiệp tư nhân;

*Nhược điểm:

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.

Những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

2.2 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

*Ưu điểm:
  • – Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
  • – Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
  • – Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
*Nhược điểm:

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu và bị giới hạn đến 50 thành viên.


3. Công ty cổ phần: ❤ JSC là từ viết tắt của Joint Stock Comapany .
– Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.

*Ưu điểm:
  • – Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
  • – Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.
  • – Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • – Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn → khả năng huy động vốn rất cao.
  • – Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
*Nhược điểm:
  • – Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
  • – Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
✳Ngoài ra còn có Công Ty Đại Chúng: ❤ PLC - Public Limited Company hay Public Company
Đây là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (stock exchange) hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán. Tùy từng nước có thể có định nghĩa cụ thể hơn về công ty đại chúng. Cụ thể, tại Việt Nam, một công ty cổ phần (Jsc.) muốn trở thành một công ty đại chúng (Plc.) phải đảm bảo được một trong ba điều kiện sau đây theo Luật Chứng Khoán:

- Đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.
- Có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
- Có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Cơ quan có thẩm quyền công nhận một công ty là công ty đại chúng tại Việt Nam là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Nét đặc trưng của các công ty đại chúng là có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư, do đó đặt ra yêu cầu quản trị công ty như là yếu tố khác biệt với vấn đề quản lý công ty. Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.

Thông thường, công ty cổ phần (Jsc.) chỉ có thể trở thành công ty đại chúng (Plc.) sau khi đã tiến hành chào bán công khai công khai cổ phiếu lần đầu cho công chúng – IPO (initial public offering).

Các hình thái doanh nghiệp: proprietorship, partnership, limited liability, corporation...

Xét theo hình thái tổ chức, các doanh nghiệp (business hay business enterprise) cơ bản gồm:

Đơn danh hay doanh nghiệp tư nhân: tiếng Anh gọi theo một số cách là proprietorship, sole proprietorship, hay individual proprietorship. Loại này được “owned and operated by a single person”. Proprietorship chỉ có một chủ, nên “The owner receives all the profits and takes all the risks.”

Hợp danh, gồm hai loại: (1) Partnership, hay general partnership, là loại có từ hai chủ trở lên. Những người tham gia partnership cùng chịu trách nhiệm cá nhân (trách nhiệm vô hạn/unlimited liability) đối với tất cả nợ nần của doanh nghiệp. (2) Limited partnership, là loại partnership có thêm các cổ đông góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn (limited liability).

* Trách nhiệm hữu hạn (limited liability), tiêu biểu nhất là công ty cổ phần, là corporation (Corp.). Corporation có pháp nhân tách biệt với chủ sở hữu, các cổ đông đơn lẻ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số tiền mà họ đã góp vào công ty để mua cổ phần.

Các công ty dạng limited liability, tùy theo các không gian pháp luật, còn được tổ chức theo một số kiểu thức được chế định cụ thể, nhưng phổ biến vẫn bám quanh danh nghĩa là công ty trách nhiệm hữu hạn, là limited company (Ltd.). Ở Mỹ có loại limited liability company (LLC). Tuy nhiên, “Only corporations may issues securities,” (thật ra luật Việt Nam có cho phép doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn có thể phát hành trái phiếu).

Các corporations chính là thành tố chủ lực và thuyết phục cho sự ra đời và phát triển thị trường chứng khoán.

Loại doanh nghiệp này mặc nhiên có hai cấp độ tổ chức phân biệt: private hay privately held (nội bộ) và public hay publicly held (đại chúng).

Công ty cổ phần nội bộ (private corporation hay private company) là công ty mà cổ phần được giữ bởi những người thân quen với nhau, các chức sắc (officers), nhân viên (employees) trong nội bộ một công ty hay trong một địa bàn hẹp. Do đó mà thường có nhận định “It’s sometimes difficult to get information about a private company.”

Tại một số nước nói tiếng Anh, công ty cổ phần nội bộ còn được gọi là private limited company. Nhưng khi viết tắt phía sau tên công ty, trong khi người Singapore dùng Pte, thì người Nam Phi và người Úc lại dùng Pty hay Pty Ltd, là từ viết tắt của proprietary company, (dùng từ proprietary thay cho private).

Công ty cổ phần đại chúng (public corporation hay public company) có cổ phần được dàn trải rộng rãi để công chúng đầu tư sở hữu. Các công ty cổ phần đại chúng thường đồng thời là các công ty đã có cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán, nên người ta còn gọi là publicly traded company. Một private company khi muốn phát hành đại chúng (public offering), nôm na là ra đại chúng (going public), để “lên đời”, hoặc bất cứ khi nào có quy mô chạm mức quy định (theo luật nước ngoài), thì phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán để được quản như một public corporation.

Rốt lại, chỉ có public corporation mới thực sự là nguồn cung chủ lực của thị trường chứng khoán. Nhưng đồng thời nhờ thị trường chứng khoán mà các corporations đó có thể linh động tăng giảm vốn: “All stocks are sold in the primary market and traded in the secondary market.” Lại thuận lợi cho người đầu tư, bởi “An important consideration for an investor is liquidity. Liquidity refers to an investor’s ability to sell a security without incurring significant loss, only the stock market can offer investors this key benefit.”

Trên đây là chút ít kiến thức VnTim™ lượm lặt đc, like và share nếu thấy hay, nếu có thắc mắc góp ý hay ý kiến hãy comment cho mình biết.
Hẹn gặp lại, thân chào VnTim™
Hoangdacviet

Bé Viết 18 tuổi, hiện đang bán máy dạo tại Công ty Kami Mask
Quan điểm sống: NO PAIN NO GAIN ❤️ Sống ko chờ đợi!
Sử dụng cái Bạn có ntn mới quan trọng!
Sải cánh Đại Bàng, bước chân Sư Tử!
Yêu chạy bộ, thích du lịch bụi và kiếm tiền nữa!
Đang rảnh, cần lắm Bạn nữ có nhu cầu lấy chồng
Kami Mask SvTre.com LLC Kome

Đăng nhận xét

» VnTim™ cảm ơn bạn đã đọc bài viết. :)
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý. Đừng Spam nhé!

Mới hơn Cũ hơn