TẠI SAO GỌI LÀ ĐOAN NGỌ?
ĐOAN NGỌ là cái tết truyền thống thứ hai trong năm âm lịch mà hầu hết người Việt Nam đều ăn - đặc biệt là ở nông thôn, là nơi hầu hết mọi người gắn bó với ruộng đồng qua canh tác và chăn nuôi quanh năm vất vả, nhọc nhằn. Đây là một dịp để họ nghỉ xả hơi. Về phương diện thời tiết, Tết Đoan Ngọ nhằm vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, thuộc tiết Đại Thử.[Thời tiết Rất Nóng] thường sinh ra một số bệnh liên quan đến sức nóng của vũ trụ.
Tháng năm âm lịch, theo lối tính 12 chi là tháng "Ngọ." Trên bầu trời đến tháng năm thì chuôi sao Bắc đẩu quay về Ngọ nên gọi tháng năm là "ngọ nguyệt."
Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngo. Vì chữ "Đoan" có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương. Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu (đặc biệt Trung Hoa và Việt Nam) đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta con xem Tết Đoan Ngọ là "ngày giết sâu bọ" (Bắc Phần Việt Nam)
CÁC SINH HOẠT TRONG NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ
Tết này đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào. Nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam người ta gọi là "ĂN MÙNG NĂM"
Người ta đã làm lễ cúng tổ tiên vào giờ Ngọ, và đi hái lá thuốc vào giờ ngọ (khi mặt trời đứng bóng). Vì tin rằng vào lúc giữa trưa ngày mồng 5-5 tất cả các thứ lá cây đều hấp thụ được một loại khí thiên nhiên nào đó và trở thành dược liệu trị được nhiều thứ bệnh thông thường
Dùng mắt trần nhìn lên mặt trời, vì tin rằng ánh sáng mặt trời vào thời điểm ấy cũng có tác dụng tốt đối với con mắt. Tại miền Bắc, vào ngày mồng Năm tháng Năm Âm lịch, nhiều nơi có tục lệ ăn trứng luộc, ăn kê (chè) bánh đa (bánh tráng). Người lớn cả nam lẫn nữ đều uống một chút rượu có hòa một chút hồng hoàng hoặc tâm thần đan gọi là để "giết sâu bọ" (có lẽ sợ vì khí hậu nóng bức quá mà con người hóa cuồng chăng). Đối với trẻ con, từ sáng sớm, khi chúng còn ngủ, người ta bôi vào thóp thở và ngực, vào rốn một chút hồng hoàng cũng nói là để "trừ khử trùng".
Hồng Hoàng hay Thư Hoàng là một vị đông dược, tên khoa học là "Realgar, Orpiment", tính chất ấm, cay. là một khoáng thạch có chứa chất A-sen, màu đỏ da cam, dùng để chữa các chứng kinh phong, kinh giật hoặc sốt kéo dài. Dùng bên ngoài thì chữa lở-ngứa, mụin nhọt và chửa các vết do rắn rết sâu bọ độc cắn.
TẾT ĐOAN NGỌ ĂN GÌ ?
Các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Ðào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc và cái lòng vàng tươi khêu gợi. Đương nhiên là không thể thiếu món rượu nếp.
Tác giả món rượu để ăn chứ không phải để uống này là ai? Không biết. Nhưng nó cũng đủ làm hồng đôi má, lâng lâng xao xuyến lòng người. Từ lúc những tia nắng rẻ quạt đầu tiên xuất hiện trên vòm trời cao tít, đã nghe tiếng rao văng vẳng gần xa.
Cái rá tre cố hữu, đậy miếng vải màn trắng muốt, đầy một chất rượu thơm lừng, mà ta biết dưới đáy chiếc rá có lót lá chuối tươi óng ánh kia, là chiếc bát sành, bát sứ hứng chất nước ngọt lừ ngây ngất, đầy thì rót vào "vịt" và từ cái vòi như cái cổ con thiên nga, thứ mật say ấy được tưới lên bát rượu nếp một mầu vàng ướt át cay tê, ngọt dịu, đủ mùi...
Bát ăn rượu nếp thường là cái chén múc chè đường, nho nhỏ xinh xinh. Ðôi đũa ăn rượu nếp cũng chỉ nhỉnh hơn chiếc que chơi chắt chuyền của bé gái nông thôn. "Giết sâu bọ" bằng thứ khí giới này thật lạ. Những hạt rượu nếp thuôn thuôn như cái bọng con kiến rừng vàng sậm, tan trên đầu lưỡi cũng đồng thời thấm vào tận sâu thẳm thân ta một chất khác hẳn ngày thường.
Trẻ con uống rượu là có hại vì nguy hiểm. Nhưng rượu nếp là của mọi người, nam, phụ, lão, ấu, từ cụ già trệu trạo đôi lợi, đến em bé năm ngón xòe hoa chấp chới...
Làm rượu nếp công phu, phải đồ gạo hai lần, ủ men như làm "cơm rượu" mất nhiều thì giờ, nên ít gia đình có đủ kiên nhẫn và công phu chế biến. Tác giả món rượu nếp thường ở những mái nhà tranh làng quê êm ả. Ngày Ðoan Ngọ sắp đến, làm ít quà nhà ăn là chính và dôi ra thì đem bán khắp phố phường cho mọi người cùng thưởng Tết. Vì vậy mà đôi quang gánh, tà áo nâu, cái nón đội đầu... xuất hiện vào đúng lúc bữa cỗ "giết sâu bọ" sắp đến.
Ăn rượu nếp không thể bằng bát tô như ăn bún riêu, bún ốc mà phải nhẩn nha, vừa ăn vừa nghe chất rượu nhẹ lâng vần chuyển trong cơ thể, để thẩm thấu một nét đẹp ngàn xưa còn lại trong phong tục dân gian.
Các nhà khoa học có thể cười thầm vì bữa cỗ giết sâu bọ. Nó chết vì chè đỗ đen hay quả đào thơm phức? Nó chết vì say la đà hương rượu nếp hay vị ngọt thanh dưa hấu? Nhưng lời nhắn gửi truyền đời thì bảo rằng, đây là lúc giao mùa, lúc nắng bắt đầu già, lúc quả bắt đầu ngon, là say nhè nhẹ, là thỏa mãn ước nguyện truyền kỳ mà mọi loại bánh tân thời, mọi thứ rượu nặng, rượu nhẹ Tây, Tàu không thể sánh.
Từ dụng cụ để ăn (gọi là thực cụ ) như một thứ đồ chơi đến các món ăn thơm thảo vườn quê và men dân dã... đều đáng được lưu tâm, duy trì và phát triển .
Không chỉ có rượu nếp mà bánh tro (gio) cũng là món ăn không thể thiếu trong dịp này.
SẮM LỄ ĐOAN NGỌ:
Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
- Hương, hoa, vàng mã;
- Nước;
- Rượu nếp;
- Các loại hoa quả:
+ Mận
+ Hồng xiêm
+ Dưa hấu
+ Vải
+ Chuối…
VĂN KHẤN NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chw Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổchư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin ác vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
LÁ MỒNG NĂM - TÁC DỤNG VÀ LỢI ÍCH
Lá hái vào ngày 5-5 thường gọi là lá Mồng Năm. Người bình dân và người nông thôn thường nấu nước lá uống hàng ngày, tác dụng đầu tiên là giải nhiệt, tiêu thực...
Theo truyền tụng dân gian, thì bất cứ loại lá nào nếu hái vào đúng giờ Ngọ ngày 5-5 đều là lá thuốc, nhưng thực tế, người ta chỉ quen hái một số lá nhất định, ở các rừng hoặc rú mà thôi. Chẳng hạn:
Lá Ngấy
Lá Bướm Bạc
Lá Vối
Lá Ổi
Lá Lốt
Lá Bạc Hà
Lá Thuốc Cứu [Ngãi Diệp]
Lá Nhân Trần
Lá Cỏ Xước
Lá Vông Vang
Bồ Công Anh
Ích Mẫu Leonurus heterophyllus]
Lá Mã Đề Xa tiền thảo -Plantago major]
Lá Mâm Xôi
Dây Hà Thủ Ô tức Dạ Giao Đằng
Lá Dâu
Lá Tre (đọt)
Lá Sâm Đất
Hái về phơi khô, trộn lại với nhau rồi chia thành từng bó nhỏ vừa nấu một nồi nước khoảng 10 lít cho cả nhà uống.
Về thức ăn ngày Tết Đoan Ngọ, hầu hết ba miền Trung, Nam, Bắc VN đều dùng:
Thịt vịt, thịt ngan hoặc ngỗng
Xôi
Chè đậu xanh hoặc "Chè Kê lộn đậu"
Bánh tro - bánh trôi (Hình tháp nhọn)
Về phong tục: Tết mồng NĂM - hay Đoan Ngọ: Các chú rể phải đem lễ vật tết bố mẹ vợ, hoặc tạ ơn. Các con nợ ở nông thôn cũng đi tết các chủ nợ tốt bụng đã không gây khó khăn khi họ cần cấp, túng thiếu - những người đã vui vẻ cho tạm vay, tạm đỡ... rồi vụ mùa sẽ tính...
MỒNG NĂM THÁNG NĂM NGÀY LOÀI VỊT BỊ THẢM SÁT!
Tại Việt Nam, hầu hết mọi nhà đều ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ. Vì vậy mà vào ngày này, loài vịt bị sát hại tập thể hàng triệu con.
Tại sao dùng toàn thịt vịt? Có lẽ không phải tự nhiên hay tình cờ mà thành tập tục. Sau đây là một số lý do đưa đến việc ăn thịt vịt trong ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
1- VỊT: tên trong sách thuốc Trung Hoa là "Gia Áp," có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ. Theo dược lý Đông y:
Thịt Vịt có tính chất: mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều (gọi là Bổ hư), thịt vịt chữa nóng sốt cao đến co giật (gọi là Sài kinh), vịt giải độc mụn sưng và hạ nhiệt.
Vịt có sắc vàng trắng thì có tác dụng "Bổ Trung Ích Khí" nghĩa là làm cho những người suy nhược được phục hồi nguyên khí. Người ta nói "ăn thịt vịt hiền và bổ khỏe". Thông thường người ta ăn thịt vịt theo lối luộc chấm nước mắm gừng hoặc nầu cháo vịt.
Vịt tiềm với sen, táo, đinh và hồi, thường gọi là vịt tiềm thuốc Bắc. Vịt phải "ăn gia"o nghĩa là phải trưởng thành, thường là từ sáu tháng trở lên, không ăn non như gà.
Như vậy: ngày Đoan Ngọ, khí trời nóng nực (tiết Đại Thử) nhiệt độ cao, nên người ta dùng thịt Vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người.
Thịt Vịt có tính "âm và hàn" ăn vào mát và bổ dương. Và vì thuộc "âm hàn" nên nếu ăn thịt vịt không mà thôi thì những người "tì vị yếu" tức tiêu hóa kém, sẽ dễ bị đau bụng tiêu chảy hoặc bị lạnh bụng, khó tiêu, "nê tì"... Do đó, khi ăn thịt vịt người ta luôn luôn cần một thứ gia vị đó là u Gừng. Vì tính chất của Gừng: vị cay, khí ấm có tác dụng lợi khí, thông thần (khi cảm thấy mệt, nhai một miếng gừng, người ta thường có cảm giác thoải mái), hạ đờm, tiêu thực, trừ tà bổ chính. Gừng thuộc "dương nhiệt" đi với thịt vịt "âm hàn" thành ra âm, dương, hàn, nhiệt điều hòa thức ăn sẽ dễ tiêu và mau hóa thành chất bổ đưỡng...
Sách Nam Dược ghi nhận: Gừng là thánh dược của các bệnh thuộc về bộ tiêu hóa như: lạnh bụng, tích trệ, ăn không tiêu, ựa hơi. (Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh)
Thịt Vịt: Hàn, khí dương, mát quá có thể làm đau bụng tiêu chảy hoặc tích trệ, ăn không tiêu, do đó cần phải có Gừng dẫn đạo, kết hợp âm dương/hàn nhiệt điều hòa, nên ăn vào ngon bổ mà không có tác hại. Trái lại thịt vịt thiếu gừng thì chẳng những có hại mà không ngon! 2- NẾP: tên thuốc là Đạo Mễ
Tính chất: Ngọt ngon, tính ấm: Bổ trung Ích thận, chữa đau bụng và yếu tì. Xôi là một món ăn để bồi bổ sức lực. 3- KÊ: tên chữ là Lang Vĩ
Tính chất: Ngọt, lành làm yên dạ dày, bổ tì vị. Cũng là một chất để trợ lực cho tiêu hóa 4- ĐẬU XANH: Lục đậu Tính chất: Ngọt, lạnh, không có độc tố, vị hơi tanh (hăng) Tác dụng: trừ nhiệt, bổ hư, giải độc, lợi thủy, tiêu sảng, mắt sáng tinh.
Xem như vậy thì các món ăn mà người Việt Nam thường dùng không phải là do sự tình cờ. Vì trong thức ăn của Việt Nam, các chất trong thiên nhiên được tổng hợp theo nguyên lý âm-dương hàn-nhiệt để các chất bổ dưỡng dễ hấp thụ vào cơ thể. Chắc người xưa đã có nghiên cứu, có bài bản, nhưng bài bản ấy đã bị mất mát, hư hao, chỉ còn truyền lại bằng miệng, bắt chước nhau: xưa nói nay làm mà thôi, nhưng lại rất tinh vi.
NGÀY 5 THÁNG 5 VÀ CHUYỆN KHUẤT NGUYÊN
Bên Trung Hoa, ngày mồng Năm thắng Năm âm lịch là ngày Giỗ ông Khuất Nguyên, một vị quan của nước Sở đã nhảy xuống sông Mịch La, để tự tử.
Câu Chuyện như sau: Khuất Nguyên tên là Bình, cùng họ với vua nước Sở, ông giữ chức Tả Đô đời Sở Hoài Vương - là người học rộng, nhớ lâu, có linh tính thấy rõ được vận hành của thời bình trị và loạn lạc, ông cũng giỏi về hành chánh - Khuất Nguyên thường vào cung để cùng vua Sở bàn việc nước - ban bố các lệnh và ra ngoài tiếp đãi khách, ứng đối với các nước chư hầu, rất được nhà vua tin dùng.
Thời đó có một Đại Phu Thượng Quan khác, cũng muốn được vua tin yêu, nên sinh ra ganh ghét tài năng của Bình. Một hôm, vua Sở Hoài Vương sai Khuất Nguyên làm pháp lệnh. Khuất Nguyên đang soạn thảo, Đại Phu Thượng Quan muốn cướp lấy - Khuất Nguyên không cho, Thượng Quan bèn gièm với vua rằng:
Bệ hạ sai Khuất Bình làm pháp lệnh, không ai là không biết. Mỗi khi lệnh ban ra, Bình lại khoe công nói: "Ngoài ta ra, chẳng ai làm nổi."
Nhà vua tin lời kẻ gian thần, tức giận, bỏ Khuất Bình, không tin dùng nữa. Khuất Bình giận vì vua không phân biệt phải trái, nghe lời gièm pha khiến cho người ngay không có chỗ dung thân - nên lo nghĩ rồi sáng tác khúc Ly Tao: nội dung diễn tả nỗi buồn trong chia ly; oán thán sự bất trí, bất công của vua.
Bị thất sủng, Khuất Nguyên rời kinh thành, lang thang dọc bờ sông Mịch La vừa đi vừa hát, hình dung tiều tụy thiểu não. Lão đánh cá trên sông nhìn thấy, hỏi tại sao Quan Tam Lư Đại Phu lại ra nông nỗi này?
Khuất Nguyên than rằng:
"Thế nhân giai túy, nhi giai trọc
Duy ngã độc tĩnh, nhi độc thanh"
(Người đời ai cũng say nên đều đục cả
Chỉ một mình ta tỉnh, nên một mình ta trong)
Sau đó Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La tự tử.
Khi Khuất Nguyên đi rồi - nước Sở vì tin lời đường mật và tham đất đai của nước Tần nên đã bị mất nước vì tự ái một cách ngu xuẩn - Sở Hoài Vương chạy đến đâu, cũng không được che chở. Tuy bị vua loại bỏ, nhưng Khuất Nguyên vẫn để lòng lo cho nước Sở, vẫn nghĩ đến Sở Hoài Vương. Vì vậy, người Trung Hoa đời sau vẫn nhớ tấm lòng của Khuất Nguyên mà tổ chức "Bơi thuyền trên sông vào ngày 5 tháng 5 âm lịch" tượng trưng cho cuộc tìm vớt Khuất Nguyên.
Giỗ Khuất Nguyên của người Tàu (Trung Hoa) và Tết Đoan Ngọ của Việt Nam không có liên quan gì về lịch sử cả mà chỉ là phong tục trùng hợp mà thôi.
ĐOAN NGỌ là cái tết truyền thống thứ hai trong năm âm lịch mà hầu hết người Việt Nam đều ăn - đặc biệt là ở nông thôn, là nơi hầu hết mọi người gắn bó với ruộng đồng qua canh tác và chăn nuôi quanh năm vất vả, nhọc nhằn. Đây là một dịp để họ nghỉ xả hơi. Về phương diện thời tiết, Tết Đoan Ngọ nhằm vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, thuộc tiết Đại Thử.[Thời tiết Rất Nóng] thường sinh ra một số bệnh liên quan đến sức nóng của vũ trụ.
Tháng năm âm lịch, theo lối tính 12 chi là tháng "Ngọ." Trên bầu trời đến tháng năm thì chuôi sao Bắc đẩu quay về Ngọ nên gọi tháng năm là "ngọ nguyệt."
Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngo. Vì chữ "Đoan" có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương. Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu (đặc biệt Trung Hoa và Việt Nam) đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta con xem Tết Đoan Ngọ là "ngày giết sâu bọ" (Bắc Phần Việt Nam)
CÁC SINH HOẠT TRONG NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ
Tết này đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào. Nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam người ta gọi là "ĂN MÙNG NĂM"
Người ta đã làm lễ cúng tổ tiên vào giờ Ngọ, và đi hái lá thuốc vào giờ ngọ (khi mặt trời đứng bóng). Vì tin rằng vào lúc giữa trưa ngày mồng 5-5 tất cả các thứ lá cây đều hấp thụ được một loại khí thiên nhiên nào đó và trở thành dược liệu trị được nhiều thứ bệnh thông thường
Dùng mắt trần nhìn lên mặt trời, vì tin rằng ánh sáng mặt trời vào thời điểm ấy cũng có tác dụng tốt đối với con mắt. Tại miền Bắc, vào ngày mồng Năm tháng Năm Âm lịch, nhiều nơi có tục lệ ăn trứng luộc, ăn kê (chè) bánh đa (bánh tráng). Người lớn cả nam lẫn nữ đều uống một chút rượu có hòa một chút hồng hoàng hoặc tâm thần đan gọi là để "giết sâu bọ" (có lẽ sợ vì khí hậu nóng bức quá mà con người hóa cuồng chăng). Đối với trẻ con, từ sáng sớm, khi chúng còn ngủ, người ta bôi vào thóp thở và ngực, vào rốn một chút hồng hoàng cũng nói là để "trừ khử trùng".
Hồng Hoàng hay Thư Hoàng là một vị đông dược, tên khoa học là "Realgar, Orpiment", tính chất ấm, cay. là một khoáng thạch có chứa chất A-sen, màu đỏ da cam, dùng để chữa các chứng kinh phong, kinh giật hoặc sốt kéo dài. Dùng bên ngoài thì chữa lở-ngứa, mụin nhọt và chửa các vết do rắn rết sâu bọ độc cắn.
TẾT ĐOAN NGỌ ĂN GÌ ?
Các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Ðào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc và cái lòng vàng tươi khêu gợi. Đương nhiên là không thể thiếu món rượu nếp.
Tác giả món rượu để ăn chứ không phải để uống này là ai? Không biết. Nhưng nó cũng đủ làm hồng đôi má, lâng lâng xao xuyến lòng người. Từ lúc những tia nắng rẻ quạt đầu tiên xuất hiện trên vòm trời cao tít, đã nghe tiếng rao văng vẳng gần xa.
Cái rá tre cố hữu, đậy miếng vải màn trắng muốt, đầy một chất rượu thơm lừng, mà ta biết dưới đáy chiếc rá có lót lá chuối tươi óng ánh kia, là chiếc bát sành, bát sứ hứng chất nước ngọt lừ ngây ngất, đầy thì rót vào "vịt" và từ cái vòi như cái cổ con thiên nga, thứ mật say ấy được tưới lên bát rượu nếp một mầu vàng ướt át cay tê, ngọt dịu, đủ mùi...
Bát ăn rượu nếp thường là cái chén múc chè đường, nho nhỏ xinh xinh. Ðôi đũa ăn rượu nếp cũng chỉ nhỉnh hơn chiếc que chơi chắt chuyền của bé gái nông thôn. "Giết sâu bọ" bằng thứ khí giới này thật lạ. Những hạt rượu nếp thuôn thuôn như cái bọng con kiến rừng vàng sậm, tan trên đầu lưỡi cũng đồng thời thấm vào tận sâu thẳm thân ta một chất khác hẳn ngày thường.
Trẻ con uống rượu là có hại vì nguy hiểm. Nhưng rượu nếp là của mọi người, nam, phụ, lão, ấu, từ cụ già trệu trạo đôi lợi, đến em bé năm ngón xòe hoa chấp chới...
Làm rượu nếp công phu, phải đồ gạo hai lần, ủ men như làm "cơm rượu" mất nhiều thì giờ, nên ít gia đình có đủ kiên nhẫn và công phu chế biến. Tác giả món rượu nếp thường ở những mái nhà tranh làng quê êm ả. Ngày Ðoan Ngọ sắp đến, làm ít quà nhà ăn là chính và dôi ra thì đem bán khắp phố phường cho mọi người cùng thưởng Tết. Vì vậy mà đôi quang gánh, tà áo nâu, cái nón đội đầu... xuất hiện vào đúng lúc bữa cỗ "giết sâu bọ" sắp đến.
Ăn rượu nếp không thể bằng bát tô như ăn bún riêu, bún ốc mà phải nhẩn nha, vừa ăn vừa nghe chất rượu nhẹ lâng vần chuyển trong cơ thể, để thẩm thấu một nét đẹp ngàn xưa còn lại trong phong tục dân gian.
Các nhà khoa học có thể cười thầm vì bữa cỗ giết sâu bọ. Nó chết vì chè đỗ đen hay quả đào thơm phức? Nó chết vì say la đà hương rượu nếp hay vị ngọt thanh dưa hấu? Nhưng lời nhắn gửi truyền đời thì bảo rằng, đây là lúc giao mùa, lúc nắng bắt đầu già, lúc quả bắt đầu ngon, là say nhè nhẹ, là thỏa mãn ước nguyện truyền kỳ mà mọi loại bánh tân thời, mọi thứ rượu nặng, rượu nhẹ Tây, Tàu không thể sánh.
Từ dụng cụ để ăn (gọi là thực cụ ) như một thứ đồ chơi đến các món ăn thơm thảo vườn quê và men dân dã... đều đáng được lưu tâm, duy trì và phát triển .
Không chỉ có rượu nếp mà bánh tro (gio) cũng là món ăn không thể thiếu trong dịp này.
SẮM LỄ ĐOAN NGỌ:
Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
- Hương, hoa, vàng mã;
- Nước;
- Rượu nếp;
- Các loại hoa quả:
+ Mận
+ Hồng xiêm
+ Dưa hấu
+ Vải
+ Chuối…
VĂN KHẤN NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chw Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổchư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin ác vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
LÁ MỒNG NĂM - TÁC DỤNG VÀ LỢI ÍCH
Lá hái vào ngày 5-5 thường gọi là lá Mồng Năm. Người bình dân và người nông thôn thường nấu nước lá uống hàng ngày, tác dụng đầu tiên là giải nhiệt, tiêu thực...
Theo truyền tụng dân gian, thì bất cứ loại lá nào nếu hái vào đúng giờ Ngọ ngày 5-5 đều là lá thuốc, nhưng thực tế, người ta chỉ quen hái một số lá nhất định, ở các rừng hoặc rú mà thôi. Chẳng hạn:
Lá Ngấy
Lá Bướm Bạc
Lá Vối
Lá Ổi
Lá Lốt
Lá Bạc Hà
Lá Thuốc Cứu [Ngãi Diệp]
Lá Nhân Trần
Lá Cỏ Xước
Lá Vông Vang
Bồ Công Anh
Ích Mẫu Leonurus heterophyllus]
Lá Mã Đề Xa tiền thảo -Plantago major]
Lá Mâm Xôi
Dây Hà Thủ Ô tức Dạ Giao Đằng
Lá Dâu
Lá Tre (đọt)
Lá Sâm Đất
Hái về phơi khô, trộn lại với nhau rồi chia thành từng bó nhỏ vừa nấu một nồi nước khoảng 10 lít cho cả nhà uống.
Về thức ăn ngày Tết Đoan Ngọ, hầu hết ba miền Trung, Nam, Bắc VN đều dùng:
Thịt vịt, thịt ngan hoặc ngỗng
Xôi
Chè đậu xanh hoặc "Chè Kê lộn đậu"
Bánh tro - bánh trôi (Hình tháp nhọn)
Về phong tục: Tết mồng NĂM - hay Đoan Ngọ: Các chú rể phải đem lễ vật tết bố mẹ vợ, hoặc tạ ơn. Các con nợ ở nông thôn cũng đi tết các chủ nợ tốt bụng đã không gây khó khăn khi họ cần cấp, túng thiếu - những người đã vui vẻ cho tạm vay, tạm đỡ... rồi vụ mùa sẽ tính...
MỒNG NĂM THÁNG NĂM NGÀY LOÀI VỊT BỊ THẢM SÁT!
Tại Việt Nam, hầu hết mọi nhà đều ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ. Vì vậy mà vào ngày này, loài vịt bị sát hại tập thể hàng triệu con.
Tại sao dùng toàn thịt vịt? Có lẽ không phải tự nhiên hay tình cờ mà thành tập tục. Sau đây là một số lý do đưa đến việc ăn thịt vịt trong ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
1- VỊT: tên trong sách thuốc Trung Hoa là "Gia Áp," có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ. Theo dược lý Đông y:
Thịt Vịt có tính chất: mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều (gọi là Bổ hư), thịt vịt chữa nóng sốt cao đến co giật (gọi là Sài kinh), vịt giải độc mụn sưng và hạ nhiệt.
Vịt có sắc vàng trắng thì có tác dụng "Bổ Trung Ích Khí" nghĩa là làm cho những người suy nhược được phục hồi nguyên khí. Người ta nói "ăn thịt vịt hiền và bổ khỏe". Thông thường người ta ăn thịt vịt theo lối luộc chấm nước mắm gừng hoặc nầu cháo vịt.
Vịt tiềm với sen, táo, đinh và hồi, thường gọi là vịt tiềm thuốc Bắc. Vịt phải "ăn gia"o nghĩa là phải trưởng thành, thường là từ sáu tháng trở lên, không ăn non như gà.
Như vậy: ngày Đoan Ngọ, khí trời nóng nực (tiết Đại Thử) nhiệt độ cao, nên người ta dùng thịt Vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người.
Thịt Vịt có tính "âm và hàn" ăn vào mát và bổ dương. Và vì thuộc "âm hàn" nên nếu ăn thịt vịt không mà thôi thì những người "tì vị yếu" tức tiêu hóa kém, sẽ dễ bị đau bụng tiêu chảy hoặc bị lạnh bụng, khó tiêu, "nê tì"... Do đó, khi ăn thịt vịt người ta luôn luôn cần một thứ gia vị đó là u Gừng. Vì tính chất của Gừng: vị cay, khí ấm có tác dụng lợi khí, thông thần (khi cảm thấy mệt, nhai một miếng gừng, người ta thường có cảm giác thoải mái), hạ đờm, tiêu thực, trừ tà bổ chính. Gừng thuộc "dương nhiệt" đi với thịt vịt "âm hàn" thành ra âm, dương, hàn, nhiệt điều hòa thức ăn sẽ dễ tiêu và mau hóa thành chất bổ đưỡng...
Sách Nam Dược ghi nhận: Gừng là thánh dược của các bệnh thuộc về bộ tiêu hóa như: lạnh bụng, tích trệ, ăn không tiêu, ựa hơi. (Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh)
Thịt Vịt: Hàn, khí dương, mát quá có thể làm đau bụng tiêu chảy hoặc tích trệ, ăn không tiêu, do đó cần phải có Gừng dẫn đạo, kết hợp âm dương/hàn nhiệt điều hòa, nên ăn vào ngon bổ mà không có tác hại. Trái lại thịt vịt thiếu gừng thì chẳng những có hại mà không ngon! 2- NẾP: tên thuốc là Đạo Mễ
Tính chất: Ngọt ngon, tính ấm: Bổ trung Ích thận, chữa đau bụng và yếu tì. Xôi là một món ăn để bồi bổ sức lực. 3- KÊ: tên chữ là Lang Vĩ
Tính chất: Ngọt, lành làm yên dạ dày, bổ tì vị. Cũng là một chất để trợ lực cho tiêu hóa 4- ĐẬU XANH: Lục đậu Tính chất: Ngọt, lạnh, không có độc tố, vị hơi tanh (hăng) Tác dụng: trừ nhiệt, bổ hư, giải độc, lợi thủy, tiêu sảng, mắt sáng tinh.
Xem như vậy thì các món ăn mà người Việt Nam thường dùng không phải là do sự tình cờ. Vì trong thức ăn của Việt Nam, các chất trong thiên nhiên được tổng hợp theo nguyên lý âm-dương hàn-nhiệt để các chất bổ dưỡng dễ hấp thụ vào cơ thể. Chắc người xưa đã có nghiên cứu, có bài bản, nhưng bài bản ấy đã bị mất mát, hư hao, chỉ còn truyền lại bằng miệng, bắt chước nhau: xưa nói nay làm mà thôi, nhưng lại rất tinh vi.
NGÀY 5 THÁNG 5 VÀ CHUYỆN KHUẤT NGUYÊN
Bên Trung Hoa, ngày mồng Năm thắng Năm âm lịch là ngày Giỗ ông Khuất Nguyên, một vị quan của nước Sở đã nhảy xuống sông Mịch La, để tự tử.
Câu Chuyện như sau: Khuất Nguyên tên là Bình, cùng họ với vua nước Sở, ông giữ chức Tả Đô đời Sở Hoài Vương - là người học rộng, nhớ lâu, có linh tính thấy rõ được vận hành của thời bình trị và loạn lạc, ông cũng giỏi về hành chánh - Khuất Nguyên thường vào cung để cùng vua Sở bàn việc nước - ban bố các lệnh và ra ngoài tiếp đãi khách, ứng đối với các nước chư hầu, rất được nhà vua tin dùng.
Thời đó có một Đại Phu Thượng Quan khác, cũng muốn được vua tin yêu, nên sinh ra ganh ghét tài năng của Bình. Một hôm, vua Sở Hoài Vương sai Khuất Nguyên làm pháp lệnh. Khuất Nguyên đang soạn thảo, Đại Phu Thượng Quan muốn cướp lấy - Khuất Nguyên không cho, Thượng Quan bèn gièm với vua rằng:
Bệ hạ sai Khuất Bình làm pháp lệnh, không ai là không biết. Mỗi khi lệnh ban ra, Bình lại khoe công nói: "Ngoài ta ra, chẳng ai làm nổi."
Nhà vua tin lời kẻ gian thần, tức giận, bỏ Khuất Bình, không tin dùng nữa. Khuất Bình giận vì vua không phân biệt phải trái, nghe lời gièm pha khiến cho người ngay không có chỗ dung thân - nên lo nghĩ rồi sáng tác khúc Ly Tao: nội dung diễn tả nỗi buồn trong chia ly; oán thán sự bất trí, bất công của vua.
Bị thất sủng, Khuất Nguyên rời kinh thành, lang thang dọc bờ sông Mịch La vừa đi vừa hát, hình dung tiều tụy thiểu não. Lão đánh cá trên sông nhìn thấy, hỏi tại sao Quan Tam Lư Đại Phu lại ra nông nỗi này?
Khuất Nguyên than rằng:
"Thế nhân giai túy, nhi giai trọc
Duy ngã độc tĩnh, nhi độc thanh"
(Người đời ai cũng say nên đều đục cả
Chỉ một mình ta tỉnh, nên một mình ta trong)
Sau đó Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La tự tử.
Khi Khuất Nguyên đi rồi - nước Sở vì tin lời đường mật và tham đất đai của nước Tần nên đã bị mất nước vì tự ái một cách ngu xuẩn - Sở Hoài Vương chạy đến đâu, cũng không được che chở. Tuy bị vua loại bỏ, nhưng Khuất Nguyên vẫn để lòng lo cho nước Sở, vẫn nghĩ đến Sở Hoài Vương. Vì vậy, người Trung Hoa đời sau vẫn nhớ tấm lòng của Khuất Nguyên mà tổ chức "Bơi thuyền trên sông vào ngày 5 tháng 5 âm lịch" tượng trưng cho cuộc tìm vớt Khuất Nguyên.
Giỗ Khuất Nguyên của người Tàu (Trung Hoa) và Tết Đoan Ngọ của Việt Nam không có liên quan gì về lịch sử cả mà chỉ là phong tục trùng hợp mà thôi.