Con ếch bay lên. Một con ếch sống được bay bằng lực từ. Thí nghiệm này của Andrei Geim từ Đại học Nijmegen và Michael Berry từ Đại học Bristol đã làm cho họ được giải Ig Nobel vật lý năm 2000 |
Phần thưởng đôi khi là sự chỉ trích gián tiếp, nhưng phần lớn thu hút sự chú ý là những công trình khoa học có tính hài hước hay có những khía cạnh gây ngạc nhiên; ví dụ như sự khám phá ra "định luật 5 giây", đó là một điều khôi hài tin rằng nếu thức ăn rơi xuống sàn nhà sẽ không bị nhiễm khuẩn nếu được nhặt lên trong vòng 5 giây, hay những ghi chép cho rằng hố đen đáp ứng đủ mọi yêu cầu kĩ thuật để xác định rằng đó là vị trí của địa ngục.
Tên gọi
Tên gọi của giải thưởng này bắt nguồn từ ignoble (ti tiện, thấp hèn) và cái tên Nobel của Alfred Nobel. Sự phát âm chính thức được sử dụng trong nghi lễ là "ig no-BELL"(IPA:ɪg nəʊ bɛl).
Nghi lễ
Giải thưởng được trao trong một buổi diễn thuyết diễn ra tại hội trường của MIT, nhưng hiện tại là ở trong sảnh đường Sanders của Đại học Harvard. Sau đó vài ngày là Ig Informal Lectures tại Học viện kỹ thuật Massachusetts (Massachusets Insititude of Technology), tại đây những người nhận giải có cơ hội giải thích những thành quả nghiên cứu của họ và tính xác đáng của chúng một cách rộng rãi cho công chúng. Buổi lễ này được Harvard Computer Society, Harvard-Racliffe Fiction Association và Harvard-Radcliffe Society of Physics Students đồng tài trợ.
Các hạng mục trao giải
Giải thưởng được trao thường niên từ năm 1991 cho những nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng gồm những phần giống giải Nobel thật sự như Vật lí, Hoá học, Sinh lí học/Y khoa, Văn học và Hoà bình; nhưng cũng có nhiều thể loại khác như Sức khoẻ cộng đồng, Kĩ thuật, sinh học và những nghiên cứu thuộc nhiều nhành học thuật khác nhau.
Ngoài lề
Ném một chiếc máy bay giấy lên sân khấu là một truyền thống có từ lâu tại giải Ig Nobel. Trong những năm trước, giáo sư vật lí Roy Glauber- "Người giữ chổi"- đã phải quét sân khấu sạch khỏi những chiếc máy bay giấy đó. Năm 2005, ông đã vắng mặt do tới Stockholm để nhận giải Nobel Vật lí.
Tags:
Có Thể Bạn Chưa Biết