{VnTim™}Trước khi trình bày những lý do cốt yếu để có thể "rủ rê" bạn học / nghiên cứu về Javascript, mình xin giới thiệu sơ qua về "lai lịch" của "anh chàng" này. Nguyên tổ tiên của anh ta là ECMAScript được mô tả và phát triển bởi Netscape, lạ chưa, té ra anh ta không có họ chi với Java hay sao ? Không phải anh ta họ Java tên là Script hay sao ? Xin thưa với các bạn rằng, Javascript và Java là một mối quan hệ "phức tạp", đại loại như "cùng cha khác ông nội" vậy, hoặc nói trắng ra là chả có dính chút sơ mướp hay sơ mít gì với nhau cả. Javascript ra đời nhằm mục đích hỗ trợ, trang bị một công cụ xử lý mạnh mẽ cho trang web. Thế không biết Javascript thì có chết không ? Tất nhiên là không, nhưng bạn cũng sẽ "tức mà chết" vì ngay bây giờ không tự trang bị cho mình kiến thức vững vàng về nó.
Những lý do sau cũng sẽ phần nào thuyết phục bạn nên đầu tư thời gian để nghiên cứu Javascript
1. Phục vụ tốt hơn cho việc xử lý trang web
Tất nhiên rồi, đây là nhiệm vụ chính, là khởi nguồn ý tưởng để sinh ra nó mà. Chính vì vậy, bạn cần phải biết Javascript khi muốn làm website. Và bạn phải giỏi Javascript để có thể thực hiện những công việc xử lý phức tạp hơn.
2. Tính đơn giản, dễ tiếp cận
Nếu phải học một ngôn ngữ kịch bản, dễ nhất có lẽ vẫn là Javascript. Với số lượng từ khóa và tập lệnh ít, cần phải học thuộc lòng mớ từ khóa đó, trong một ngày ai cũng có thể "trả bài" được. Tuy nhiên, đơn giản không đồng nghĩa với kém cỏi, Javascript là cả một thế giới phong phú được biến hóa từ ý tưởng lập trình của mỗi người.
3. Đâu đâu cũng thấy Javascript
Có lẽ bạn ngạc nhiên rằng, mình là phần tử quá khích chăng, đề cao thái quá chăng ? Xin bạn từ từ rà soát lại những "nơi" mà Javascript đã từng và sẽ xuất hiện
Trong trang web
Đây là nơi thông dụng nhất mà anh ta hay lui tới
Trong ứng dụng desktop
Vâng, Javascript đã len lỏi từ rất lâu vào những ứng dụng desktop, nhằm mục đích trang bị thêm cho người dụng sự mở rộng tuyệt đối để tương tác với ứng dụng được chặt chẽ hơn. Javascript xuất hiện ở đây dưới hình thức Add-On: những add-on của Firefox đều phát triển bằng Javascript, Script for Application: Javascript xuất hiện kèm với Visual Basic để trang bị những tính năng xử lý cao cấp Macro, Template... cho ứng dụng, đơn cử ở đây là Photoshop. Hoặc bạn cũng có thể làm những Yahoo Widget, Vista Widget, Windows 7 Widget được tương tác bằng Javascript.
Trong ứng dụng / công nghệ máy chủ
Javascript cũng đã vươn cánh tay của mình đến những ứng dụng máy chủ xa xôi, bạn có thể sử dụng Javascript để lập trình một ứng dụng web chuyên nghiệp với JScript.NET (ôi, anh này có họ với Javascript nè). Một số công nghệ còn trang bị cho máy chủ hệ tương tác xử lý bằng Javascript như Jaxer chẳng hạn. Rồi những ứng dụng văn phòng, ứng dụng xử lý nổi tiếng nhưGoogle Docs, Microsoft Office, Hệ điều hành cho web... đều "sặc mùi" Javascript.
4. Dành cho thiết kế
Nói không ngoa rằng trong lĩnh vực thiết kế ít nhiều cũng phải biết đến Javascript, tất nhiên bạn không phải tiếp xúc trực tiếp với nó, mà là những bản thể, biến thể của nó, nên việc bạn biết về Javascript là một lợi thế. Những trình thiết kế, những công nghệ đồ họa được ứng dụng Javascript làm nền tảng tương tác như: Flash (Action Script, cùng họ đấy), Silver Light...
5. Web 2.0
Web 2.0 không phải là kỹ nguyên của web sử dụng ajax, mà nó là kỷ nguyên của web tương tác với người sử dụng ở mức "đỉnh". Mục tiêu là vậy, tất nhiên để tương tác càng tốt, càng gần với thực tế thì thời gian tương tác phải ngắn, tiến gần đến thời gian thực, đó chỉ là một trong những yếu tố chính. Và Javascript là một công cụ đắc lực để tạo được những ứng dụng web thời gian thực khá tốt, tương tác với máy chủ bằng ajax dễ dàng.
Bạn sẽ không cần phải lo lắng, băn khoăn khi đã "lỡ" học Javascript, vì hầu hết xu hướng ứng dụng ngày nay thường đi theo hoặc triển khai theo những dạng mã kịch bản đơn giản, tương tự như Javascript, bạn sẽ không lo "ế hàng" vì bạn sẽ dễ dàng lấn sân sang những công nghệ đó một cách dễ dàng. "Và nếu bạn chán làm lập trình viên vẫn có vốn để đi làm Flash Designer :D :D"
Những lý do sau cũng sẽ phần nào thuyết phục bạn nên đầu tư thời gian để nghiên cứu Javascript
1. Phục vụ tốt hơn cho việc xử lý trang web
Tất nhiên rồi, đây là nhiệm vụ chính, là khởi nguồn ý tưởng để sinh ra nó mà. Chính vì vậy, bạn cần phải biết Javascript khi muốn làm website. Và bạn phải giỏi Javascript để có thể thực hiện những công việc xử lý phức tạp hơn.
2. Tính đơn giản, dễ tiếp cận
Nếu phải học một ngôn ngữ kịch bản, dễ nhất có lẽ vẫn là Javascript. Với số lượng từ khóa và tập lệnh ít, cần phải học thuộc lòng mớ từ khóa đó, trong một ngày ai cũng có thể "trả bài" được. Tuy nhiên, đơn giản không đồng nghĩa với kém cỏi, Javascript là cả một thế giới phong phú được biến hóa từ ý tưởng lập trình của mỗi người.
3. Đâu đâu cũng thấy Javascript
Có lẽ bạn ngạc nhiên rằng, mình là phần tử quá khích chăng, đề cao thái quá chăng ? Xin bạn từ từ rà soát lại những "nơi" mà Javascript đã từng và sẽ xuất hiện
Trong trang web
Đây là nơi thông dụng nhất mà anh ta hay lui tới
Trong ứng dụng desktop
Vâng, Javascript đã len lỏi từ rất lâu vào những ứng dụng desktop, nhằm mục đích trang bị thêm cho người dụng sự mở rộng tuyệt đối để tương tác với ứng dụng được chặt chẽ hơn. Javascript xuất hiện ở đây dưới hình thức Add-On: những add-on của Firefox đều phát triển bằng Javascript, Script for Application: Javascript xuất hiện kèm với Visual Basic để trang bị những tính năng xử lý cao cấp Macro, Template... cho ứng dụng, đơn cử ở đây là Photoshop. Hoặc bạn cũng có thể làm những Yahoo Widget, Vista Widget, Windows 7 Widget được tương tác bằng Javascript.
Trong ứng dụng / công nghệ máy chủ
Javascript cũng đã vươn cánh tay của mình đến những ứng dụng máy chủ xa xôi, bạn có thể sử dụng Javascript để lập trình một ứng dụng web chuyên nghiệp với JScript.NET (ôi, anh này có họ với Javascript nè). Một số công nghệ còn trang bị cho máy chủ hệ tương tác xử lý bằng Javascript như Jaxer chẳng hạn. Rồi những ứng dụng văn phòng, ứng dụng xử lý nổi tiếng nhưGoogle Docs, Microsoft Office, Hệ điều hành cho web... đều "sặc mùi" Javascript.
4. Dành cho thiết kế
Nói không ngoa rằng trong lĩnh vực thiết kế ít nhiều cũng phải biết đến Javascript, tất nhiên bạn không phải tiếp xúc trực tiếp với nó, mà là những bản thể, biến thể của nó, nên việc bạn biết về Javascript là một lợi thế. Những trình thiết kế, những công nghệ đồ họa được ứng dụng Javascript làm nền tảng tương tác như: Flash (Action Script, cùng họ đấy), Silver Light...
5. Web 2.0
Web 2.0 không phải là kỹ nguyên của web sử dụng ajax, mà nó là kỷ nguyên của web tương tác với người sử dụng ở mức "đỉnh". Mục tiêu là vậy, tất nhiên để tương tác càng tốt, càng gần với thực tế thì thời gian tương tác phải ngắn, tiến gần đến thời gian thực, đó chỉ là một trong những yếu tố chính. Và Javascript là một công cụ đắc lực để tạo được những ứng dụng web thời gian thực khá tốt, tương tác với máy chủ bằng ajax dễ dàng.
Bạn sẽ không cần phải lo lắng, băn khoăn khi đã "lỡ" học Javascript, vì hầu hết xu hướng ứng dụng ngày nay thường đi theo hoặc triển khai theo những dạng mã kịch bản đơn giản, tương tự như Javascript, bạn sẽ không lo "ế hàng" vì bạn sẽ dễ dàng lấn sân sang những công nghệ đó một cách dễ dàng. "Và nếu bạn chán làm lập trình viên vẫn có vốn để đi làm Flash Designer :D :D"