VnTim™ ^-^ Ngày bé đi chăn trâu, cứ từ tháng Ba, mùa vải chín là hay được nghe tiếng chim tu hú kêu. Gọi là kêu chứ không phải hót vì đó chỉ là những thanh âm nhịp đôi dồn dập vút lên trời cao.
Giống chim này nhỏ cỡ con chào mào, đuôi dài, lông màu than, bay cao, ghét đám đông mà lại chỉ độc hành. Người ta đặt tên tu hú cho nó theo tiếng kêu hối thúc từng đợt kiên nhẫn gọi Hè. Hết Hè thì nó câm bặt đợi đầu Hè năm sau lại mới lên tiếng, cứ như trời chỉ cho nó được kêu có vậy trong một năm. Chưa thấy ai nói đến chuyện phân biệt cái đực của giống chim này, bởi mấy ai trông thấy nó đâu? Có họa là nó lưỡng tính!
Tu hú là giống luôn giấu mình trên ngọn cao giữa muôn trùng lá xanh, giọng thì rõ cao, nhưng cả tràng tiếng kêu “tu hú, tu hú”... thì có vẻ vô nghĩa. Chẳng biết nó kêu thế để gọi bầy hay chỉ cốt đánh tiếng để mọi người biết nó có mặt trên đời này?
Một người nào đó đã làm bài thơ có câu: “Tiếng chim tu hú gọi Hè...”, còn một nhạc sĩ khác đã sáng tác bài hát có ca từ: “tu hú kêu, tu hú kêu mùa vải chín đầy ước mơ huy hoàng...”. Tu hú xuất hiện từ đầu mùa vải, và chẳng biết nó có ăn vải không, nhưng bị vu cho là mang trong mình virus bệnh màng não ở trẻ con khi rỉa mỏ vào quả vải chín. Nhưng rồi đó cũng chỉ là nghi án. Còn bệnh màng não trẻ con chẳng qua xuất hiện vào mùa quả vải và cũng là mùa tu hú hoắng giọng nên dễ bị đồng nhất bệnh tật với sự xuất hiện của nó, dễ oan lắm. Mà có ai trông thấy nó ăn vải bao giờ đâu.
Nhưng có nhẽ một phần vì thế mà giống chim này hiếm hoi về số lượng. Bây giờ rừng xanh hoang đi thì cũng là lúc không còn nghe thấy tiếng tu hú gọi Hè nữa. Đã lâu lắm rồi hầu như không thấy tiếng nó kêu vào mùa vải chín...
Mất tiếng chim tu hú không chỉ mất đi một loài, mà còn mất luôn một kỷ niệm tuổi thơ thú vị của những đứa trẻ đồng quê. Tiếng cuốc sau lũy tre, tiếng tu hú trên các lùm cây là tiếng của hai loài đặc trưng cho sự chuyển mùa. Những ngày gió nồm Nam, nắng nóng chớm vào Hè tôi lại thấy nhớ tiếng chim tu hú, nỗi nhớ mà lứa con tôi không hề có...
Giống chim này nhỏ cỡ con chào mào, đuôi dài, lông màu than, bay cao, ghét đám đông mà lại chỉ độc hành. Người ta đặt tên tu hú cho nó theo tiếng kêu hối thúc từng đợt kiên nhẫn gọi Hè. Hết Hè thì nó câm bặt đợi đầu Hè năm sau lại mới lên tiếng, cứ như trời chỉ cho nó được kêu có vậy trong một năm. Chưa thấy ai nói đến chuyện phân biệt cái đực của giống chim này, bởi mấy ai trông thấy nó đâu? Có họa là nó lưỡng tính!
Tu hú là giống luôn giấu mình trên ngọn cao giữa muôn trùng lá xanh, giọng thì rõ cao, nhưng cả tràng tiếng kêu “tu hú, tu hú”... thì có vẻ vô nghĩa. Chẳng biết nó kêu thế để gọi bầy hay chỉ cốt đánh tiếng để mọi người biết nó có mặt trên đời này?
Một người nào đó đã làm bài thơ có câu: “Tiếng chim tu hú gọi Hè...”, còn một nhạc sĩ khác đã sáng tác bài hát có ca từ: “tu hú kêu, tu hú kêu mùa vải chín đầy ước mơ huy hoàng...”. Tu hú xuất hiện từ đầu mùa vải, và chẳng biết nó có ăn vải không, nhưng bị vu cho là mang trong mình virus bệnh màng não ở trẻ con khi rỉa mỏ vào quả vải chín. Nhưng rồi đó cũng chỉ là nghi án. Còn bệnh màng não trẻ con chẳng qua xuất hiện vào mùa quả vải và cũng là mùa tu hú hoắng giọng nên dễ bị đồng nhất bệnh tật với sự xuất hiện của nó, dễ oan lắm. Mà có ai trông thấy nó ăn vải bao giờ đâu.
Tu hú là loài chim vụng dại duy nhất của rừng xanh không biết làm tổ nuôi con. Nó thường nhằm vào tổ cu gáy hoặc một loài nào đó có tổ trên cành cao. Nhằm lúc chủ nhà đi vắng mò đến rỉa ăn trứng của chủ nhân rồi gẩy vỏ đi, đẻ trứng vào đó. Thế là khỏi phải ấp trứng, cũng chẳng cần nuôi con mà vẫn giữ được dòng giống. Đểnh đoảng của loài tu hú là thứ đểnh đoảng ăn người. Người ta ví chuyện tu hú đẻ nhờ giống như những chàng trai đa tình gửi gắm đám con hoang ngoài giá thú vậy...
Nhưng có nhẽ một phần vì thế mà giống chim này hiếm hoi về số lượng. Bây giờ rừng xanh hoang đi thì cũng là lúc không còn nghe thấy tiếng tu hú gọi Hè nữa. Đã lâu lắm rồi hầu như không thấy tiếng nó kêu vào mùa vải chín...
Mất tiếng chim tu hú không chỉ mất đi một loài, mà còn mất luôn một kỷ niệm tuổi thơ thú vị của những đứa trẻ đồng quê. Tiếng cuốc sau lũy tre, tiếng tu hú trên các lùm cây là tiếng của hai loài đặc trưng cho sự chuyển mùa. Những ngày gió nồm Nam, nắng nóng chớm vào Hè tôi lại thấy nhớ tiếng chim tu hú, nỗi nhớ mà lứa con tôi không hề có...
Tags:
Cuộc Sống