VnTim™ ^-^ Công viên Thống Nhất nằm thu gọn giữa bốn con phố đẹp của Hà Nội là phố Trần Nhân Tông, đường Nam Bộ (sau đổi là đường Lê Duẩn), đường Đại Cồ Việt, và phố Nguyễn Đình Chiểu.
Nhìn trên bản đồ người Pháp vẽ năm 1934, có thể thấy, về phía Nam thành phố, hồ Ba Mẫu và hồ Bảy Mẫu khi ấy còn nham nhở, chi chít các đảo nhỏ mọc lên như những vết mụn, và nối với hồ Thiền Quang ở phía Bắc, cũng trong tình trạng “tang thương” không hơn gì. Đồng thời, hồ Bảy Mẫu thông mạch với hai hồ cạn ở phía Nam, vào quãng khu sảnh đường chính Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và phố Kim Hoa bây giờ. Hai hồ này có nước vào mùa mưa, nhưng khô cạn vào mùa hè, nên người dân tận dụng cấy lúa trồng rau, và gọi khu vực này là Đồng Lầm. Đó là nguồn gốc cái tên cửa ô Đồng Lầm (còn xa xưa hơn nữa, là cửa ô Kim Hoa) ở khu vực ngã tư Đại Cồ Việt-Lê Duẩn ngày nay.
Trước năm 1958, khu vực thấp trũng lầm than này bị tận dụng làm nơi đổ rác bừa bãi, trở nên một bãi rác khổng lồ của thành phố, vô cùng mất vệ sinh, mà trung tâm bãi rác là hồ Bảy Mẫu. Năm 1955, với sự giúp đỡ chí tình của Liên Xô, ta bắt tay xây dựng công trình Đại học Bách khoa Hà Nội tại khu Học xá Đông Dương cũ của Pháp, thêm một cái hồ cạn ở khu Đồng Lầm. Vì vậy, năm 1958, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định tái tạo khu vực xung quanh hồ Bảy Mẫu ( 1 mẫu Bắc bộ = 3.600 m2, do đó 7 mẫu = 25.200 m2 = 25,2 héc-ta) thành công viên cây xanh để làm nơi giảI trí cho nhân dân Thủ đô và phát động toàn thể sinh viên, học sinh, cán bộ công nhiên viên, nhân dân bỏ hàng ngàn ngày công lao động công ích xây dựng công viên. Năm 1960, công trình hoàn thành với hai mặt nước trong xanh là hồ Bảy Mẫu và hồ Ba Mẫu (phía bên kia đường Nam Bộ). Riêng hồ Bảy Mẫu có hai bán đảo là bán đảo Gió bên tay trái (lộng gió, khát vọng cho tự do) và bán đảo Dừa bên tay phải (trồng nhiều dừa, gợi nhớ hình ảnh “miền Nam em nhiều dừa”), cùng hai hòn đảo là đảo Thống Nhất ở cổng chính đường Nam Bộ, và đảo Hòa Bình cây cối tốt tươi ở ngay giữa lòng hồ. Trên bán đảo Gió có Quán Gió nổi tiếng, từng là điểm hẹn của các nhóm bạn phổ thông đại học, có cả nhà hàng tổ chức đám cưới, tiệc chiêu đãi. Trên đảo Dừa có bán… nước dừa, và tha hồ đạp… vịt - gọi cho sang trọng là cưỡi… thiên nga. Đảo Thống Nhất thực chất là một vườn hoa rộng rãi với nhiều bồn hoa đẹp, làm “phông” cho các bác thợ chụp ảnh lăn lộn kiếm tiền liên hồi kỳ trận: mùa Xuân 3 ngày Tết với đối tượng là các đại gia đình với áo bông khăn len mũ nồi bít tất, và mùa Hè với những thiếu nữ áo dài thướt tha bay trong gió.
Một chiếc cầu cong cong bốn nhịp từ sau cổng chính bắc lên đảo Thống Nhất, một thời là biểu tượng sâu đậm về công viên tươi đẹp này, chả thua kém biểu tượng Tháp Rùa của Hồ Gươm, hay Khuê Văn Các của Văn Miếu - Quốc Tử Giám là mấy. Bên trong công viên còn có một cái cầu cong cong nữa cũng khá đẹp, nhưng do tầm quan sát hơi bị hạn chế, nên dễ đi vào quên lãng.
Nhân dịp Tết Nguyên đán (11-1-1960), Bác Hồ đã tới đây trồng một cây đa lưu niệm làm gương phát động phong trào “Tết trồng cây”, đón chào kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2-1960. Đất nước còn bị chia cắt nên con đường thiên lý đi về phương Nam mang tên là đường Nam Bộ, còn bản thân công viên lấy tên Thống Nhất, nhằm biểu lộ tình cảm của nhân dân Thủ đô.
Diện tích công viên là 54 héc-ta, trong đó 21 héc-ta mặt nước, chiếm 38%; và 33 héc-ta mặt đất, nhưng Công ty công viên cây xanh chỉ quản lý 24 héc-ta, còn 9 héc-ta là các loại đất khác. Chiều dài hàng rào sắt cao 2 mét sơn màu xanh lá cây bao xung quanh là 1.900 mét, tuy nhiên, chu vi thực tế là 3.100 mét, tức là có đến 1.200 mét tường rào bị các công trình xây dựng của đủ các thể loại cơ quan, công ty, và nhà cửa của dân (cố) tình che khuất.
Công viên mở bốn cửa ở bốn con phố bao xung quanh: hai cửa lớn mở ở phố Trần Nhân Tông và đường Nam Bộ, hai cửa nhỏ hơn ở đường Đại Cồ Việt và phố Nguyễn Đình Chiểu. Ít ai để ý là còn có thêm cái cổng thứ năm xiên xiên chênh chếch ở ngay “cửa ô Đồng Lầm” dẫn vào bán đảo Dừa. Cổng được coi là cổng chính là cổng mở ở đường Nam Bộ, vì địa chỉ công viên trước kia ghi rõ: Vườn hoa Thống Nhất, 354 đường Nam Bộ, Hà Nội. Tôi nhớ là “vườn hoa”, chứ không phải “công viên”. Ngãyưa, gọi hơi “nàh quê” là “vườn hoa”, sau này mới gọi là “công viên”.
Bên trong công viên có nhiều cây cối và bồn hoa, hồ rộng và đảo xanh, khu vui chơI cho trẻ em với nhà gương dị dạng và sân bóng mi-ni lát xi-măng, hệ thống những con đường bê tông nho nhỏ uốn lượn quanh các cây cổ thụ đa, đề, si; một khoảng sân rộng là nơi tập thể dục buổi sáng buổi chiều khi bình minh lên hay hoàng hôn xuống, tập nhảy đầm lúc trăng sao mọc, nơi tĩnh dưỡng cho các bậc cao niên già cả. Sáng sớm, dân khắp vùng xung quanh đến tập thể dục, hít thở khí trời trong lành. Hàng năm vào mùa xuân ở đây mở Hội hoa xuân, tụ hội tài hoa khắp mọi miền đất nước về khoe sắc khoe tài. Những loài hoa cỏ đẹp, những giò phong lan thơm dịu, những thế cây uốn lượn độc đáo, những cách trình bày tinh tế, đã làm cho công viên đẹp lộng lẫy và tấp nập thu hút hàng chục vạn người.
Thời niên thiếu, thỉnh thoảng tôi có đi xem biểu diễn lướt ván và bắn pháo hoa vào dịp Tết âm lịch ở đây.
Năm… một tai nạn hy hữu đã xảy ra khi ca-nô chở các em thiếu nhi lượn vòng quanh đảo Hòa Bình với tốc độ cao đã bị lật. Nhiều người đi đường đã không quản ngại, nghe tiếng tri hô đã lao xuống hồ cứu các em. Những cũng có người xấu đã lấy mất xe đạp và ví tiền của một anh bộ đội làm việc nghĩa.
Hết thời bao cấp, sang thời kinh tế thị trường, công viên “buồn” hẳn. Hoa cỏ xác xơ, cây cối héo hon, lòng hồ hôi thối. Ăn mày ngủ khò khò trên ghế đá, hội cờ bạc trá hình chiếm lĩnh các bóng mát. Buổi tối, các đôi thanh niên tâm sự trong công viên bị mất trộm giày dép, trắng trợn hơn, bị trấn lột ví tiền. Hình như ai nấy lo toan chuyện “cơm áo gạo tiền”, quên phắt cái thảm cỏ xanh phía Nam, không chăm chút như cái thảm cỏ xanh phía Bắc, là khu Bách thảo, và khu vườn ở Lăng Bác, Phủ Chủ tịch. Công viên Thủ Lệ bé hơn, nhưng thu được nhiều tiền hơn vì trẻ con kèm phụ huynh hay vào, và mặt tiền phố mới Đào Tấn mở ra những nhà hàng đỏ đền mỗi đêm, lừa bịp dân tình những món ăn “lẩu nấm thiên nhiên bổ dưỡng và đắt đỏ”.
Vài năm gần đây, may là đã có một số chuyển biến nho nhỏ. Công viên (cho các đầu nậu) lắp đặt thêm các trò chơi cho thiếu nhi. Thỉnh thoảng chủ nhật, những người nuôi chim lại mang các lồng chim tới để thi chim hót. Lao công chăm chỉ quét dọn rác trên những con đường nhựa, người phụ trách mở các vòi phun nước “đều đặn” hơn, công an dân phòng “ngó nghiêng” khiến lũ lưu manh chột dạ, “biến” khỏi công viên.
Những vẫn nhức nhối chuyện nước thải đen kịt vào lòng hồ Bảy Mẫu; chuyện dân trốn vé nhảy rào băng qua tường vào ị bậy, tè bậy; chuyện thu tiền vé vào cổng và vé gửi xe mập mờ, ăn nói thiếu văn hóa.
Năm 1975, đất nước thống nhất, non sông liền một dảI. Ngày 19-4-1980, nhân dịp lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Lê-nin (22-4), thành phố quyết định đổi tên nơi này thành công viên Lê-nin.
Nhưng rồi, năm 2003, công viên Thống Nhất đã “lấy lại được tên”, còn công viên Lê-nin “chuyển về” gần Cột Cờ (vườn hoa Canh Nông, Chi Lăng cũ) để “yểm” các đồng chí TQ
Cây đa Bác Hồ
Hồi tưởng qua những tấm ảnh
CHỈNH TRANG CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
UBND TP.Hà Nội vừa quyết định chi gần 65 tỉ đồng chỉnh trang 10,5ha công viên Thống Nhất đón Đại lễ nghìn năm.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Khôi, Công viên Thống Nhất sẽ được cải tạo xứng tầm vai trò, vị trí một công viên trung tâm Thủ đô, nhằm tạo nên “một không gian sinh hoạt văn hóa, vui chơi sạch đẹp, hấp dẫn người dân trong các dịp lễ hội và kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.
Theo đó, công viên lịch sử này sẽ được cải tạo trục đường chính từ cổng Trần Nhân Tông tới sân khấu đa năng và trục đường từ cổng Nguyễn Đình Chiểu qua tượng đài Nguyễn Văn Trỗi tới đài phun nước trung tâm, kết thúc tại sân phía tây nhà trò chơi điện tử, với diện tích khoảng 1,9ha. Đường đi trong công viên sẽ được thảm lại, vỉa hè được lát gạch mới, bổ sung thêm các ang trồng hoa thời vụ, biển chỉ dẫn… Khu vực tượng đài Nguyễn Văn Trỗi sẽ được lát lại sân và trồng thêm cây xanh. Bãi đỗ xe phía cổng Nguyễn Đình Chiểu được lát lại gạch block rỗng kết hợp trồng cỏ. Cùng với đó, khu vui chơi giải trí khoảng 3,5ha với Làng An toàn giao thông, khu trò chơi, đường dạo cũng được cải tạo. Đặc biệt, các ki-ốt bán hàng tại đây sẽ bị dỡ bỏ.
Khu công viên văn hóa 2,9ha được thành phố Hà Nội quyết định phá bỏ hệ thống tường rào ngăn giữa khu sân khấu và các khu vực lân cận trong công viên, đồng thời bổ sung nhiều đường dạo mới, lát lại khu vực sân khấu, trồng lại cỏ, bố trí thêm tiểu cảnh... Khu sân khấu đa năng 2,2ha trong công viên sẽ được bổ sung ghế đá, chiếu sáng để thuận lợi hoạt động khi trời tối. Khu “Ga Hà Nội” được xây lại hệ thống tường rào.
Dự án chỉnh trang công viên Thống Nhất không phải giải phóng mặt bằng, nên hầu như toàn bộ gần 65 tỉ đồng ngân sách thành phố “rót” vào đây được chi cho xây dựng và thiết bị.
Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội đảm bảo việc chỉnh trang công viên Thống Nhất phù hợp định hướng quy hoạch chi tiết công viên đang được nghiên cứu, thực hiện từ quý I đến quý II-2010, hoàn thành trước Đại lễ nghìn năm.
.......................................................
Quỳnh Anh
Hàng rào
Công trường
Ngạo nghễ
Lòng hồ
Đâm xiên
Luống hoa
Thân cây
Bãi cỏ
Màu xanh
Nắng vàng
Yên bình
Lá khô
Tia nắng
Sân tròn
Lều tranh
Vườn ưom
Hàng dừa cọ
Cây đa cổ thụ
Đảo Hòa Bình
Lòng hồ Bảy Mẫu
Nạo vét
Đào bới
Máy xúc
Những con đường nhỏ
Đường sắt
Rồng lượn
Nhà ga
Xe phun nước
Ngon giấc
Nhìn trên bản đồ người Pháp vẽ năm 1934, có thể thấy, về phía Nam thành phố, hồ Ba Mẫu và hồ Bảy Mẫu khi ấy còn nham nhở, chi chít các đảo nhỏ mọc lên như những vết mụn, và nối với hồ Thiền Quang ở phía Bắc, cũng trong tình trạng “tang thương” không hơn gì. Đồng thời, hồ Bảy Mẫu thông mạch với hai hồ cạn ở phía Nam, vào quãng khu sảnh đường chính Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và phố Kim Hoa bây giờ. Hai hồ này có nước vào mùa mưa, nhưng khô cạn vào mùa hè, nên người dân tận dụng cấy lúa trồng rau, và gọi khu vực này là Đồng Lầm. Đó là nguồn gốc cái tên cửa ô Đồng Lầm (còn xa xưa hơn nữa, là cửa ô Kim Hoa) ở khu vực ngã tư Đại Cồ Việt-Lê Duẩn ngày nay.
Trước năm 1958, khu vực thấp trũng lầm than này bị tận dụng làm nơi đổ rác bừa bãi, trở nên một bãi rác khổng lồ của thành phố, vô cùng mất vệ sinh, mà trung tâm bãi rác là hồ Bảy Mẫu. Năm 1955, với sự giúp đỡ chí tình của Liên Xô, ta bắt tay xây dựng công trình Đại học Bách khoa Hà Nội tại khu Học xá Đông Dương cũ của Pháp, thêm một cái hồ cạn ở khu Đồng Lầm. Vì vậy, năm 1958, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định tái tạo khu vực xung quanh hồ Bảy Mẫu ( 1 mẫu Bắc bộ = 3.600 m2, do đó 7 mẫu = 25.200 m2 = 25,2 héc-ta) thành công viên cây xanh để làm nơi giảI trí cho nhân dân Thủ đô và phát động toàn thể sinh viên, học sinh, cán bộ công nhiên viên, nhân dân bỏ hàng ngàn ngày công lao động công ích xây dựng công viên. Năm 1960, công trình hoàn thành với hai mặt nước trong xanh là hồ Bảy Mẫu và hồ Ba Mẫu (phía bên kia đường Nam Bộ). Riêng hồ Bảy Mẫu có hai bán đảo là bán đảo Gió bên tay trái (lộng gió, khát vọng cho tự do) và bán đảo Dừa bên tay phải (trồng nhiều dừa, gợi nhớ hình ảnh “miền Nam em nhiều dừa”), cùng hai hòn đảo là đảo Thống Nhất ở cổng chính đường Nam Bộ, và đảo Hòa Bình cây cối tốt tươi ở ngay giữa lòng hồ. Trên bán đảo Gió có Quán Gió nổi tiếng, từng là điểm hẹn của các nhóm bạn phổ thông đại học, có cả nhà hàng tổ chức đám cưới, tiệc chiêu đãi. Trên đảo Dừa có bán… nước dừa, và tha hồ đạp… vịt - gọi cho sang trọng là cưỡi… thiên nga. Đảo Thống Nhất thực chất là một vườn hoa rộng rãi với nhiều bồn hoa đẹp, làm “phông” cho các bác thợ chụp ảnh lăn lộn kiếm tiền liên hồi kỳ trận: mùa Xuân 3 ngày Tết với đối tượng là các đại gia đình với áo bông khăn len mũ nồi bít tất, và mùa Hè với những thiếu nữ áo dài thướt tha bay trong gió.
Một chiếc cầu cong cong bốn nhịp từ sau cổng chính bắc lên đảo Thống Nhất, một thời là biểu tượng sâu đậm về công viên tươi đẹp này, chả thua kém biểu tượng Tháp Rùa của Hồ Gươm, hay Khuê Văn Các của Văn Miếu - Quốc Tử Giám là mấy. Bên trong công viên còn có một cái cầu cong cong nữa cũng khá đẹp, nhưng do tầm quan sát hơi bị hạn chế, nên dễ đi vào quên lãng.
Nhân dịp Tết Nguyên đán (11-1-1960), Bác Hồ đã tới đây trồng một cây đa lưu niệm làm gương phát động phong trào “Tết trồng cây”, đón chào kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2-1960. Đất nước còn bị chia cắt nên con đường thiên lý đi về phương Nam mang tên là đường Nam Bộ, còn bản thân công viên lấy tên Thống Nhất, nhằm biểu lộ tình cảm của nhân dân Thủ đô.
Diện tích công viên là 54 héc-ta, trong đó 21 héc-ta mặt nước, chiếm 38%; và 33 héc-ta mặt đất, nhưng Công ty công viên cây xanh chỉ quản lý 24 héc-ta, còn 9 héc-ta là các loại đất khác. Chiều dài hàng rào sắt cao 2 mét sơn màu xanh lá cây bao xung quanh là 1.900 mét, tuy nhiên, chu vi thực tế là 3.100 mét, tức là có đến 1.200 mét tường rào bị các công trình xây dựng của đủ các thể loại cơ quan, công ty, và nhà cửa của dân (cố) tình che khuất.
Công viên mở bốn cửa ở bốn con phố bao xung quanh: hai cửa lớn mở ở phố Trần Nhân Tông và đường Nam Bộ, hai cửa nhỏ hơn ở đường Đại Cồ Việt và phố Nguyễn Đình Chiểu. Ít ai để ý là còn có thêm cái cổng thứ năm xiên xiên chênh chếch ở ngay “cửa ô Đồng Lầm” dẫn vào bán đảo Dừa. Cổng được coi là cổng chính là cổng mở ở đường Nam Bộ, vì địa chỉ công viên trước kia ghi rõ: Vườn hoa Thống Nhất, 354 đường Nam Bộ, Hà Nội. Tôi nhớ là “vườn hoa”, chứ không phải “công viên”. Ngãyưa, gọi hơi “nàh quê” là “vườn hoa”, sau này mới gọi là “công viên”.
Bên trong công viên có nhiều cây cối và bồn hoa, hồ rộng và đảo xanh, khu vui chơI cho trẻ em với nhà gương dị dạng và sân bóng mi-ni lát xi-măng, hệ thống những con đường bê tông nho nhỏ uốn lượn quanh các cây cổ thụ đa, đề, si; một khoảng sân rộng là nơi tập thể dục buổi sáng buổi chiều khi bình minh lên hay hoàng hôn xuống, tập nhảy đầm lúc trăng sao mọc, nơi tĩnh dưỡng cho các bậc cao niên già cả. Sáng sớm, dân khắp vùng xung quanh đến tập thể dục, hít thở khí trời trong lành. Hàng năm vào mùa xuân ở đây mở Hội hoa xuân, tụ hội tài hoa khắp mọi miền đất nước về khoe sắc khoe tài. Những loài hoa cỏ đẹp, những giò phong lan thơm dịu, những thế cây uốn lượn độc đáo, những cách trình bày tinh tế, đã làm cho công viên đẹp lộng lẫy và tấp nập thu hút hàng chục vạn người.
Thời niên thiếu, thỉnh thoảng tôi có đi xem biểu diễn lướt ván và bắn pháo hoa vào dịp Tết âm lịch ở đây.
Năm… một tai nạn hy hữu đã xảy ra khi ca-nô chở các em thiếu nhi lượn vòng quanh đảo Hòa Bình với tốc độ cao đã bị lật. Nhiều người đi đường đã không quản ngại, nghe tiếng tri hô đã lao xuống hồ cứu các em. Những cũng có người xấu đã lấy mất xe đạp và ví tiền của một anh bộ đội làm việc nghĩa.
Hết thời bao cấp, sang thời kinh tế thị trường, công viên “buồn” hẳn. Hoa cỏ xác xơ, cây cối héo hon, lòng hồ hôi thối. Ăn mày ngủ khò khò trên ghế đá, hội cờ bạc trá hình chiếm lĩnh các bóng mát. Buổi tối, các đôi thanh niên tâm sự trong công viên bị mất trộm giày dép, trắng trợn hơn, bị trấn lột ví tiền. Hình như ai nấy lo toan chuyện “cơm áo gạo tiền”, quên phắt cái thảm cỏ xanh phía Nam, không chăm chút như cái thảm cỏ xanh phía Bắc, là khu Bách thảo, và khu vườn ở Lăng Bác, Phủ Chủ tịch. Công viên Thủ Lệ bé hơn, nhưng thu được nhiều tiền hơn vì trẻ con kèm phụ huynh hay vào, và mặt tiền phố mới Đào Tấn mở ra những nhà hàng đỏ đền mỗi đêm, lừa bịp dân tình những món ăn “lẩu nấm thiên nhiên bổ dưỡng và đắt đỏ”.
Vài năm gần đây, may là đã có một số chuyển biến nho nhỏ. Công viên (cho các đầu nậu) lắp đặt thêm các trò chơi cho thiếu nhi. Thỉnh thoảng chủ nhật, những người nuôi chim lại mang các lồng chim tới để thi chim hót. Lao công chăm chỉ quét dọn rác trên những con đường nhựa, người phụ trách mở các vòi phun nước “đều đặn” hơn, công an dân phòng “ngó nghiêng” khiến lũ lưu manh chột dạ, “biến” khỏi công viên.
Những vẫn nhức nhối chuyện nước thải đen kịt vào lòng hồ Bảy Mẫu; chuyện dân trốn vé nhảy rào băng qua tường vào ị bậy, tè bậy; chuyện thu tiền vé vào cổng và vé gửi xe mập mờ, ăn nói thiếu văn hóa.
Năm 1975, đất nước thống nhất, non sông liền một dảI. Ngày 19-4-1980, nhân dịp lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Lê-nin (22-4), thành phố quyết định đổi tên nơi này thành công viên Lê-nin.
Nhưng rồi, năm 2003, công viên Thống Nhất đã “lấy lại được tên”, còn công viên Lê-nin “chuyển về” gần Cột Cờ (vườn hoa Canh Nông, Chi Lăng cũ) để “yểm” các đồng chí TQ
Cây đa Bác Hồ
Hồi tưởng qua những tấm ảnh
CHỈNH TRANG CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
UBND TP.Hà Nội vừa quyết định chi gần 65 tỉ đồng chỉnh trang 10,5ha công viên Thống Nhất đón Đại lễ nghìn năm.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Khôi, Công viên Thống Nhất sẽ được cải tạo xứng tầm vai trò, vị trí một công viên trung tâm Thủ đô, nhằm tạo nên “một không gian sinh hoạt văn hóa, vui chơi sạch đẹp, hấp dẫn người dân trong các dịp lễ hội và kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.
Theo đó, công viên lịch sử này sẽ được cải tạo trục đường chính từ cổng Trần Nhân Tông tới sân khấu đa năng và trục đường từ cổng Nguyễn Đình Chiểu qua tượng đài Nguyễn Văn Trỗi tới đài phun nước trung tâm, kết thúc tại sân phía tây nhà trò chơi điện tử, với diện tích khoảng 1,9ha. Đường đi trong công viên sẽ được thảm lại, vỉa hè được lát gạch mới, bổ sung thêm các ang trồng hoa thời vụ, biển chỉ dẫn… Khu vực tượng đài Nguyễn Văn Trỗi sẽ được lát lại sân và trồng thêm cây xanh. Bãi đỗ xe phía cổng Nguyễn Đình Chiểu được lát lại gạch block rỗng kết hợp trồng cỏ. Cùng với đó, khu vui chơi giải trí khoảng 3,5ha với Làng An toàn giao thông, khu trò chơi, đường dạo cũng được cải tạo. Đặc biệt, các ki-ốt bán hàng tại đây sẽ bị dỡ bỏ.
Khu công viên văn hóa 2,9ha được thành phố Hà Nội quyết định phá bỏ hệ thống tường rào ngăn giữa khu sân khấu và các khu vực lân cận trong công viên, đồng thời bổ sung nhiều đường dạo mới, lát lại khu vực sân khấu, trồng lại cỏ, bố trí thêm tiểu cảnh... Khu sân khấu đa năng 2,2ha trong công viên sẽ được bổ sung ghế đá, chiếu sáng để thuận lợi hoạt động khi trời tối. Khu “Ga Hà Nội” được xây lại hệ thống tường rào.
Dự án chỉnh trang công viên Thống Nhất không phải giải phóng mặt bằng, nên hầu như toàn bộ gần 65 tỉ đồng ngân sách thành phố “rót” vào đây được chi cho xây dựng và thiết bị.
Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội đảm bảo việc chỉnh trang công viên Thống Nhất phù hợp định hướng quy hoạch chi tiết công viên đang được nghiên cứu, thực hiện từ quý I đến quý II-2010, hoàn thành trước Đại lễ nghìn năm.
.......................................................
Quỳnh Anh
Hàng rào
Công trường
Ngạo nghễ
Lòng hồ
Đâm xiên
Luống hoa
Thân cây
Bãi cỏ
Màu xanh
Nắng vàng
Yên bình
Lá khô
Tia nắng
Sân tròn
Lều tranh
Vườn ưom
Hàng dừa cọ
Cây đa cổ thụ
Đảo Hòa Bình
Lòng hồ Bảy Mẫu
Nạo vét
Đào bới
Máy xúc
Những con đường nhỏ
Đường sắt
Rồng lượn
Nhà ga
Xe phun nước
Ngon giấc
Tags:
Hà Nội
Cám ơn bạn. Bài viết rất hay cả về lịch sử và hiện nay.