VnTim™ ^-^ Nhìn vào tà áo dài ta thấy hồn của dân tộc.
Một Thoáng Quê Hương
Tà áo em... bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng
Tà áo em... bay bay bay bay trên phố dịu dàng
Áo bay trên đường như mây xuống phố
Áo tung sân trường tựa- cánh chim câu
Đẹp xiết bao... quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu
Dù ở đâu... Paris, London hay ở những miền xa
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi…
Tung bay tà áo tung bay
Xôn xao một trời nắng đỏ
Tung bay tà áo tung bay
Áng mây chắn đầu ngọn gió
Tung bay tà áo tung bay
Tím biếc những chiều hoàng hôn
Tung bay tà áo tung bay
Xanh xanh đồng cỏ quê hương
Ta nghe từng bước chân em
Xôn xao đường về phố nhỏ
Tung bay tà áo thân quen
Cánh chim vẫy chào ngọn gió
Ta nghe từ trái tim em
Tiếng hát ngập tràn yêu thương
Mai đây dù có đi xa
Trong tim là cả quê hương
Thấy cái này chợt nhớ lại bộ film Áo Lụa Hà Đông mới xem hum trước, cũng nói về áo dài, nhưng tà áo dài mang nhiều trăn trở, tà áo dài của một thời bom đạn. Có một bài viết rất hay, post lên cho mọi người càng thấy yêu hơn chiếc áo dài dân tộc.
"Chiếc áo dài mà tôi và em tôi thay phiên nhau mặc đi học hàng ngày là kỷ niệm của bố mẹ. Bố mẹ tôi người làng Hà Đông, di cư vào Đà Nẵng năm 1954. Khi vào đây, mẹ tôi chỉ mang theo có mỗi chiếc áo dài lụa trắng. Nó không phải là chiếc áo dài bình thường, mà nó là chiếc áo dài cưới bố đã tặng cho mẹ trước khi vào Nam. Mẹ tôi kể rằng sau khi sống từ làng này đến làng kia, cuối cùng bố mẹ tôi dừng chân ở Hội An, vì lúc ấy mẹ tôi đang có mang tôi. Tôi được sinh ra, để kỷ niệm quê hương thứ hai của bố mẹ, bố tôi đặt tên cho tôi là "Nguyễn Thị Hội An".
Ba đứa em kế tiếp của tôi lần lượt sinh ra bên con sông Thu Bồn, thôn Cẩm Nam, nơi mà hàng năm nước sông có khi dâng lên qua khỏi mái nhà.
Nhà tôi nghèo lắm, để nuôi bốn chị em tôi khôn lớn, bố mẹ tôi phải thức khuya dậy sớm, khổ cực cả ngày cào hến trên con sông Thu Bồn, đem ra chợ bán kiếm tiền. Mùa nước lớn, bố mẹ tôi không cào được hến, cả nhà tôi phải ăn cháo hoặc ăn khoai, đôi khi còn còn ăn cả ngô nữa. Có lúc bố mẹ tôi phải nhịn ăn cho chị em tôi được ăn no. Dù cực khổ đến đâu, mẹ tôi cũng không muốn chị em tôi phải nghỉ học.
Mẹ tôi thường bảo "Con gái là phải sống trong nhung, trong lụa". Tôi chẳng biết sống trong nhung, trong lụa là như thế nào. Nhưng tôi nghĩ chắc là sướng lắm thì mẹ tôi mới nói thế. Tôi chỉ biết mẹ tôi cực khổ là để chúng tôi lớn lên không phải vất vả như mẹ.
Hôm nọ, em tôi làm đổ mực vào áo, nó sợ quá, nó khóc. Làm tôi cũng khóc theo. Không phải chị em tôi khóc vì sợ mẹ mắng, mà khóc vì sợ mẹ tôi buồn. Thế là mẹ tôi đã phải giành cả buổi chiều hôm đó, xuống sông giặt áo cho chị em tôi. Mẹ tôi đã giặt đi giặt lại nhiều lần mới giặt hết những vết nhựa mít mà chỉ vì sợ mẹ tôi buồn, chị em tôi vô tình làm cho chiếc áo bẩn thêm. Tôi hối hận vì đã không giữ sạch được áo dài mà mẹ mang tận Hà Đông vào đây. Tuy nó không đẹp bằng những chiếc áo dài của các bạn trong lớp, vì mẹ tôi không phải là thợ may. Nhưng nếu có bạn nào trông thấy mẹ tôi thức mấy đêm liền bên ngọn đèn dầu cho đến lúc gà gáy, khâu từng vạt áo lại với nhau để chị em tôi được ngồi dưới mái nhà trường như hôm nay, thì đây là chiếc áo dài đẹp nhất, đẹp nhất thôn Cẩm Nam. Và không có gì sung sướng, hãnh diện hơn là được mặc áo dài cưới của mẹ đi học.
Chiều hôm ấy, chị em tôi ngồi nhìn mẹ giặt áo dưới sông mà không một lời quở mắng chúng tôi, tôi thương mẹ tôi nhiều lắm. Dù cực khổ đến đâu chị em tôi vẫn hãnh diện là con của bố mẹ. Chị em tôi cố gắng chăm học để không phụ công lao của bố mẹ. Và riêng tôi, để đền bù lại tình thương và sự cực khổ của mẹ tôi cho chị em tôi có ngày hôm nay, tôi ao ước lớn lên sẽ trở thành thợ may giỏi để may tặng mẹ tôi chiếc áo dài cưới thật đẹp, thay cho chiếc áo dài mà mẹ tôi đã hy sinh nó để chị em tôi được cắp sách đến trường. Tôi chưa bao giờ được thấy mẹ mặc áo dài, nhưng tôi nghĩ mẹ mặc áo dài thì chắc là đẹp lắm, bố tôi cũng nói thế. Tôi sẽ làm tất cả để mẹ tôi có thể tự hào về con gái đoan trang của mẹ...
Mẹ tôi bảo "Áo dài là biểu tượng của sự chịu đựng vô bờ bến cùng với tấm lòng rộng lượng của phụ nữ Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, dù cho chiến tranh bom đạn có tàn phá như thế nào đi nữa, áo dài phụ nữ Việt Nam vẫn tồn tại, và vẫn giữ được vẻ đẹp của nó. vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam không phải là làn da trắng, hay má đỏ, môi hồng... mà phải nhìn qua những tà áo dài thướt tha, dịu dàng, thể hiện một tâm hồn trong sạch và tính nết đoan trang ẩn chứa trong nó"..."
Áo dài cho Mùa tựu trường năm nay:
Duyên dáng Việt Nam
Một Thoáng Quê Hương
Tà áo em... bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng
Tà áo em... bay bay bay bay trên phố dịu dàng
Áo bay trên đường như mây xuống phố
Áo tung sân trường tựa- cánh chim câu
Đẹp xiết bao... quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu
Dù ở đâu... Paris, London hay ở những miền xa
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi…
Tung bay tà áo tung bay
Xôn xao một trời nắng đỏ
Tung bay tà áo tung bay
Áng mây chắn đầu ngọn gió
Tung bay tà áo tung bay
Tím biếc những chiều hoàng hôn
Tung bay tà áo tung bay
Xanh xanh đồng cỏ quê hương
Ta nghe từng bước chân em
Xôn xao đường về phố nhỏ
Tung bay tà áo thân quen
Cánh chim vẫy chào ngọn gió
Ta nghe từ trái tim em
Tiếng hát ngập tràn yêu thương
Mai đây dù có đi xa
Trong tim là cả quê hương
Thấy cái này chợt nhớ lại bộ film Áo Lụa Hà Đông mới xem hum trước, cũng nói về áo dài, nhưng tà áo dài mang nhiều trăn trở, tà áo dài của một thời bom đạn. Có một bài viết rất hay, post lên cho mọi người càng thấy yêu hơn chiếc áo dài dân tộc.
"Chiếc áo dài mà tôi và em tôi thay phiên nhau mặc đi học hàng ngày là kỷ niệm của bố mẹ. Bố mẹ tôi người làng Hà Đông, di cư vào Đà Nẵng năm 1954. Khi vào đây, mẹ tôi chỉ mang theo có mỗi chiếc áo dài lụa trắng. Nó không phải là chiếc áo dài bình thường, mà nó là chiếc áo dài cưới bố đã tặng cho mẹ trước khi vào Nam. Mẹ tôi kể rằng sau khi sống từ làng này đến làng kia, cuối cùng bố mẹ tôi dừng chân ở Hội An, vì lúc ấy mẹ tôi đang có mang tôi. Tôi được sinh ra, để kỷ niệm quê hương thứ hai của bố mẹ, bố tôi đặt tên cho tôi là "Nguyễn Thị Hội An".
Ba đứa em kế tiếp của tôi lần lượt sinh ra bên con sông Thu Bồn, thôn Cẩm Nam, nơi mà hàng năm nước sông có khi dâng lên qua khỏi mái nhà.
Nhà tôi nghèo lắm, để nuôi bốn chị em tôi khôn lớn, bố mẹ tôi phải thức khuya dậy sớm, khổ cực cả ngày cào hến trên con sông Thu Bồn, đem ra chợ bán kiếm tiền. Mùa nước lớn, bố mẹ tôi không cào được hến, cả nhà tôi phải ăn cháo hoặc ăn khoai, đôi khi còn còn ăn cả ngô nữa. Có lúc bố mẹ tôi phải nhịn ăn cho chị em tôi được ăn no. Dù cực khổ đến đâu, mẹ tôi cũng không muốn chị em tôi phải nghỉ học.
Mẹ tôi thường bảo "Con gái là phải sống trong nhung, trong lụa". Tôi chẳng biết sống trong nhung, trong lụa là như thế nào. Nhưng tôi nghĩ chắc là sướng lắm thì mẹ tôi mới nói thế. Tôi chỉ biết mẹ tôi cực khổ là để chúng tôi lớn lên không phải vất vả như mẹ.
Hôm nọ, em tôi làm đổ mực vào áo, nó sợ quá, nó khóc. Làm tôi cũng khóc theo. Không phải chị em tôi khóc vì sợ mẹ mắng, mà khóc vì sợ mẹ tôi buồn. Thế là mẹ tôi đã phải giành cả buổi chiều hôm đó, xuống sông giặt áo cho chị em tôi. Mẹ tôi đã giặt đi giặt lại nhiều lần mới giặt hết những vết nhựa mít mà chỉ vì sợ mẹ tôi buồn, chị em tôi vô tình làm cho chiếc áo bẩn thêm. Tôi hối hận vì đã không giữ sạch được áo dài mà mẹ mang tận Hà Đông vào đây. Tuy nó không đẹp bằng những chiếc áo dài của các bạn trong lớp, vì mẹ tôi không phải là thợ may. Nhưng nếu có bạn nào trông thấy mẹ tôi thức mấy đêm liền bên ngọn đèn dầu cho đến lúc gà gáy, khâu từng vạt áo lại với nhau để chị em tôi được ngồi dưới mái nhà trường như hôm nay, thì đây là chiếc áo dài đẹp nhất, đẹp nhất thôn Cẩm Nam. Và không có gì sung sướng, hãnh diện hơn là được mặc áo dài cưới của mẹ đi học.
Chiều hôm ấy, chị em tôi ngồi nhìn mẹ giặt áo dưới sông mà không một lời quở mắng chúng tôi, tôi thương mẹ tôi nhiều lắm. Dù cực khổ đến đâu chị em tôi vẫn hãnh diện là con của bố mẹ. Chị em tôi cố gắng chăm học để không phụ công lao của bố mẹ. Và riêng tôi, để đền bù lại tình thương và sự cực khổ của mẹ tôi cho chị em tôi có ngày hôm nay, tôi ao ước lớn lên sẽ trở thành thợ may giỏi để may tặng mẹ tôi chiếc áo dài cưới thật đẹp, thay cho chiếc áo dài mà mẹ tôi đã hy sinh nó để chị em tôi được cắp sách đến trường. Tôi chưa bao giờ được thấy mẹ mặc áo dài, nhưng tôi nghĩ mẹ mặc áo dài thì chắc là đẹp lắm, bố tôi cũng nói thế. Tôi sẽ làm tất cả để mẹ tôi có thể tự hào về con gái đoan trang của mẹ...
Mẹ tôi bảo "Áo dài là biểu tượng của sự chịu đựng vô bờ bến cùng với tấm lòng rộng lượng của phụ nữ Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, dù cho chiến tranh bom đạn có tàn phá như thế nào đi nữa, áo dài phụ nữ Việt Nam vẫn tồn tại, và vẫn giữ được vẻ đẹp của nó. vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam không phải là làn da trắng, hay má đỏ, môi hồng... mà phải nhìn qua những tà áo dài thướt tha, dịu dàng, thể hiện một tâm hồn trong sạch và tính nết đoan trang ẩn chứa trong nó"..."
Áo dài cho Mùa tựu trường năm nay:
Duyên dáng Việt Nam
Tags:
Ảnh Đẹp
Cám ơn bạn nhiều lắm, áo dài VN thiệt là đẹp!
mr.nhungoc@gmail.com
đẹp đó!