VnTim™ ^-^ Mùa thu đang về trong từng cơn gió se se của tiết trời trong mát, của hương cốm ngọt ngào, của những trái hồng chín mọng. Bất chợt được nghe đâu đây âm vang lời bài hát:
“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi mầu của đêm rằm liên hoan...”
Thanh âm của lời bài hát như đưa chúng ta trở về thuở thơ ấu, trở về với không khí náo nức đón Tết Trung thu của tất cả thiếu nhi Việt Nam mà có lẽ ai đã từng có những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ mỗi dịp Trung thu về lại không thể nào quên.
Tết Trung thu rơi vào đúng ngày 15 tháng 8 âm lịch, theo phong tục xưa, đây cũng là ngày hội Nông nghiệp mùa thu, là ngày chính giữa mùa thu và được coi là ngày "lành" để làm lễ tế Thần mặt trăng. Trong ngày Trung thu, trên ban thờ của mọi gia đình đều bày đĩa hoa quả và nhất là không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo hình mặt trăng hay còn gọi là bánh "đoàn viên". Sở dĩ được gọi là bánh “đoàn viên” bởi lẽ, trong ngày này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng thưởng thức hương vị ngọt, thơm của bánh Trung thu và cùng nhau ngắm vầng trăng tròn đang toả làn ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ như muốn bao trùm cả muôn loài.
Trên nhiều đường phố, người ta đã bày la liệt những mẫu đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân mới, như dấu hiệu cho thấy Tết Trung thu đang đến thật gần. Những chiếc bánh Trung thu tròn đầy, biểu tượng viên mãn của mặt trăng như lời chúc an lành và tốt đẹp.
Nhớ lại những ngày Trung thu thuở nhỏ, lũ trẻ chúng tôi thường náo nức, quây quần bên nhau, chuẩn bị những thứ đồ chơi dành cho đêm Trung thu. Những chiếc đèn lồng, những chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc sặc sỡ; những chiếc đèn kéo quân cầu kỳ phỏng theo những tích truyện cổ, những chiếc mặt nạ vui nhộn và ngộ nghĩnh; những ngọn nến được xâu bằng hạt bưởi phơi khô cháy rất sáng và rất đượm…Từ trước đêm Trung thu rất lâu, lũ trẻ chúng tôi đã tụ tập thành từng nhóm múa lân, múa sư tử khắp xung quanh xóm, làng, đi đến đâu tiếng chiêng, tiếng trống inh ỏi, tiếng cười nói râm ran và vui tươi làm náo động cả một vùng…
Hôm nay là ngày cuối cùng của chuyến công tác, tôi thu xếp hành lý, ra bến đón xe về quê cũng chỉ để được sống lại cái không khí tưng bừng, nhộn nhịp như lũ trẻ trong cái Tết trung thu thuở nhỏ, và có lẽ chỉ ở quê mới có những cái Tết trung thu như thế. Khi xe về đến đầu làng, tôi bảo bác tài dừng xe ở xa để đi bộ một đoạn cho thư thái... Cũng trên con đường quen thuộc ấy, những cảm xúc ấm áp của không khí Tết trung thu khi xưa như ùa về trong tôi, khiến tôi không khỏi thoáng chút bồi hồi, xao xuyến. Quê tôi, làng Phong Cốc, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh giờ đây đã thay đổi nhiều. Đường làng, ngõ xóm dường như sạch đẹp hơn; những nếp nhà tranh, nhà gỗ khi xưa cũng ít dần đi nhường chỗ cho những toà nhà cao tầng khang trang mọc lên san sát. Cái không khí làng quê giờ đây đã có phần hơi hướng của phố thị. Nhiều gia đình vốn làm nghề truyền thống cũng đã chuyển sang buôn bán và nhiều nơi trở thành những khu buôn bán sầm uất, náo nhiệt. Dọc hai bên đường rất nhiều hàng, quán mọc lên, bày bán la liệt bánh kẹo, phục vụ Tết Trung thu. Gian hàng bán bánh Trung thu nào cũng thấy trương ra biển quảng cáo với nhiều hình ảnh rất hấp dẫn và bắt mắt, có cả những thương hiệu nổi tiếng như: bánh Kinh Đô, Đồng Khánh, Vinabico....Bên cạnh những sạp hàng bán bánh Trung thu là nhiều hàng quán bán đồ chơi như: đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng, đèn trống khẩu, đèn trống quân, mặt nạ…với nhiều kiểu sinh động, lạ mắt. Hầu hết những sản phẩm này đều được làm bằng nhựa hoặc giấy bóng kính, có xuất xứ từ Trung Quốc với nhiều kiểu dáng và đã được bổ sung thêm nhiều chức năng khác như: có thể di chuyển, có thể hú còi, đèn chớp, cảm ứng, nhấp nháy rất phong phú và bắt mắt…
Lũ trẻ quê tôi đang háo hức quanh những sạp hàng bán đồ chơi Trung Thu
Mặc dù mừng cho quê hương đã đổi mới, tôi không khỏi chạnh lòng khi cảm thấy thiếu vắng điều gì đó. Đâu rồi những thứ đồ chơi mộc mạc, giản dị như những chiếc đèn ông sao làm bằng tre, bằng nứa; những chiếc đèn kéo quân, đèn trống khẩu, rồi những loại đèn phỏng theo hình cua, cá, hình chú cuội, chị hằng mà ngày xưa lũ trẻ chúng tôi vẫn thường chơi? Đâu rồi những niềm vui nhỏ bé và hồn nhiên, thơ ngây mỗi khi tụ tập cùng nhau chuẩn bị cho cái tết của trẻ thơ? Thời đại kinh tế thị trường đã mang lại cho người dân cuộc sống sung túc hơn cũng như đem đến những thứ đồ chơi “mì ăn liền”, ít mang nét dân gian, truyền thống.
Tôi vẫn hy vọng và cố gắng tìm đến để thăm lại những hộ gia đình đã từng có truyền thống lâu đời làm nghề thủ công, làm đồ chơi Trung thu cho trẻ nhỏ ngày trước ở trong làng. Hỏi thăm một hồi, tôi được biết những gia đình ấy, nay hầu hết đã chuyển sang làm nghề khác, bởi cái nghề truyền thống ấy không thể nuôi sống họ được nữa. Cũng như những sản phẩm thủ công ấy hiện nay rất khó cạnh tranh với những sản phẩm được bày bán tràn lan với nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt của Trung Quốc đem về và giá thành lại rất rẻ...Cuối cùng, tôi cũng tìm đến được một hộ gia đình, đó là hộ của anh Hà Quý Thâu ở xóm 6, xã Phong Cốc. Có lẽ đây là hộ duy nhất hiện vẫn còn giữ được cái nghề truyền thống chuyên làm những đồ chơi thủ công phục vụ cho thiếu nhi trong những dịp tết Trung thu. Anh Thâu tiếp tôi trong căn nhà khang trang nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính thuở xưa: với sập gụ, tủ chè; những bộ tranh tứ bình, câu đối, đại tự rất cổ; những bình gốm hoa lam, và những đồ thờ tự có lẽ đã trao truyền qua biết bao thế hệ...Nhâm nhi chén nước trà nóng và hàn huyên dăm ba câu chuyện, vì là người quen cũ và anh cũng có một thời làm công tác văn hoá ở cơ sở, hiện con trai anh cũng đang theo cái nghề của bố, cũng là một hoạ sỹ có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong làng hội hoạ của tỉnh nhà, nên câu chuyện có phần được rôm rả hơn. Trò chuyện một hồi tôi hỏi: tại sao anh vẫn còn giữ cái nghề truyền thống, làm đồ chơi cho trẻ nhỏ? và thu nhập từ cái nghề này có đủ nuôi sống gia đình? Anh Thâu nhìn về phía xa xăm như muốn tìm lại cái cảm giác cũ khi tôi gợi lại cho anh nhớ về một ký ức Tết trung thu thuở anh còn là những đứa trẻ. Anh chậm rãi tâm sự: “mặc dù làm nghề này thu nhập không nhiều, nhưng đây là nghề truyền thống của gia đình đã được trao truyền từ đời ông qua đời cha cho đến đời tôi là đời thứ ba, nên tôi có một tình yêu và sự gắn bó với nghề rất sâu sắc. Nghề này cũng là niềm đam mê, như một thú vui riêng khiến cho tôi luôn cảm thấy như được trẻ lại khi mang đến niềm vui cho cuộc đời và cho những đứa trẻ nghèo ở thôn quê”…
Giữa xu thế phát triển rất nhanh của kinh tế thị trường với sự mở rộng giao lưu, buôn bán hàng hoá nhộn nhịp như ngày nay, những hộ gia đình vẫn còn giữ được cái nghề truyền thống như gia đình anh Thâu thật là hiếm. Tạm biệt anh trong cái se se của mùa thu và trong cái rộn rã của tết Trung thu đang đến gần mà trong lòng tôi vẫn thật ấm áp khi biết rằng, còn nhiều người như anh sẽ mãi lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc cùng với thời gian...
“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi mầu của đêm rằm liên hoan...”
Thanh âm của lời bài hát như đưa chúng ta trở về thuở thơ ấu, trở về với không khí náo nức đón Tết Trung thu của tất cả thiếu nhi Việt Nam mà có lẽ ai đã từng có những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ mỗi dịp Trung thu về lại không thể nào quên.
Tết Trung thu rơi vào đúng ngày 15 tháng 8 âm lịch, theo phong tục xưa, đây cũng là ngày hội Nông nghiệp mùa thu, là ngày chính giữa mùa thu và được coi là ngày "lành" để làm lễ tế Thần mặt trăng. Trong ngày Trung thu, trên ban thờ của mọi gia đình đều bày đĩa hoa quả và nhất là không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo hình mặt trăng hay còn gọi là bánh "đoàn viên". Sở dĩ được gọi là bánh “đoàn viên” bởi lẽ, trong ngày này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng thưởng thức hương vị ngọt, thơm của bánh Trung thu và cùng nhau ngắm vầng trăng tròn đang toả làn ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ như muốn bao trùm cả muôn loài.
Trên nhiều đường phố, người ta đã bày la liệt những mẫu đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân mới, như dấu hiệu cho thấy Tết Trung thu đang đến thật gần. Những chiếc bánh Trung thu tròn đầy, biểu tượng viên mãn của mặt trăng như lời chúc an lành và tốt đẹp.
Nhớ lại những ngày Trung thu thuở nhỏ, lũ trẻ chúng tôi thường náo nức, quây quần bên nhau, chuẩn bị những thứ đồ chơi dành cho đêm Trung thu. Những chiếc đèn lồng, những chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc sặc sỡ; những chiếc đèn kéo quân cầu kỳ phỏng theo những tích truyện cổ, những chiếc mặt nạ vui nhộn và ngộ nghĩnh; những ngọn nến được xâu bằng hạt bưởi phơi khô cháy rất sáng và rất đượm…Từ trước đêm Trung thu rất lâu, lũ trẻ chúng tôi đã tụ tập thành từng nhóm múa lân, múa sư tử khắp xung quanh xóm, làng, đi đến đâu tiếng chiêng, tiếng trống inh ỏi, tiếng cười nói râm ran và vui tươi làm náo động cả một vùng…
Hôm nay là ngày cuối cùng của chuyến công tác, tôi thu xếp hành lý, ra bến đón xe về quê cũng chỉ để được sống lại cái không khí tưng bừng, nhộn nhịp như lũ trẻ trong cái Tết trung thu thuở nhỏ, và có lẽ chỉ ở quê mới có những cái Tết trung thu như thế. Khi xe về đến đầu làng, tôi bảo bác tài dừng xe ở xa để đi bộ một đoạn cho thư thái... Cũng trên con đường quen thuộc ấy, những cảm xúc ấm áp của không khí Tết trung thu khi xưa như ùa về trong tôi, khiến tôi không khỏi thoáng chút bồi hồi, xao xuyến. Quê tôi, làng Phong Cốc, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh giờ đây đã thay đổi nhiều. Đường làng, ngõ xóm dường như sạch đẹp hơn; những nếp nhà tranh, nhà gỗ khi xưa cũng ít dần đi nhường chỗ cho những toà nhà cao tầng khang trang mọc lên san sát. Cái không khí làng quê giờ đây đã có phần hơi hướng của phố thị. Nhiều gia đình vốn làm nghề truyền thống cũng đã chuyển sang buôn bán và nhiều nơi trở thành những khu buôn bán sầm uất, náo nhiệt. Dọc hai bên đường rất nhiều hàng, quán mọc lên, bày bán la liệt bánh kẹo, phục vụ Tết Trung thu. Gian hàng bán bánh Trung thu nào cũng thấy trương ra biển quảng cáo với nhiều hình ảnh rất hấp dẫn và bắt mắt, có cả những thương hiệu nổi tiếng như: bánh Kinh Đô, Đồng Khánh, Vinabico....Bên cạnh những sạp hàng bán bánh Trung thu là nhiều hàng quán bán đồ chơi như: đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng, đèn trống khẩu, đèn trống quân, mặt nạ…với nhiều kiểu sinh động, lạ mắt. Hầu hết những sản phẩm này đều được làm bằng nhựa hoặc giấy bóng kính, có xuất xứ từ Trung Quốc với nhiều kiểu dáng và đã được bổ sung thêm nhiều chức năng khác như: có thể di chuyển, có thể hú còi, đèn chớp, cảm ứng, nhấp nháy rất phong phú và bắt mắt…
Lũ trẻ quê tôi đang háo hức quanh những sạp hàng bán đồ chơi Trung Thu
Mặc dù mừng cho quê hương đã đổi mới, tôi không khỏi chạnh lòng khi cảm thấy thiếu vắng điều gì đó. Đâu rồi những thứ đồ chơi mộc mạc, giản dị như những chiếc đèn ông sao làm bằng tre, bằng nứa; những chiếc đèn kéo quân, đèn trống khẩu, rồi những loại đèn phỏng theo hình cua, cá, hình chú cuội, chị hằng mà ngày xưa lũ trẻ chúng tôi vẫn thường chơi? Đâu rồi những niềm vui nhỏ bé và hồn nhiên, thơ ngây mỗi khi tụ tập cùng nhau chuẩn bị cho cái tết của trẻ thơ? Thời đại kinh tế thị trường đã mang lại cho người dân cuộc sống sung túc hơn cũng như đem đến những thứ đồ chơi “mì ăn liền”, ít mang nét dân gian, truyền thống.
Tôi vẫn hy vọng và cố gắng tìm đến để thăm lại những hộ gia đình đã từng có truyền thống lâu đời làm nghề thủ công, làm đồ chơi Trung thu cho trẻ nhỏ ngày trước ở trong làng. Hỏi thăm một hồi, tôi được biết những gia đình ấy, nay hầu hết đã chuyển sang làm nghề khác, bởi cái nghề truyền thống ấy không thể nuôi sống họ được nữa. Cũng như những sản phẩm thủ công ấy hiện nay rất khó cạnh tranh với những sản phẩm được bày bán tràn lan với nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt của Trung Quốc đem về và giá thành lại rất rẻ...Cuối cùng, tôi cũng tìm đến được một hộ gia đình, đó là hộ của anh Hà Quý Thâu ở xóm 6, xã Phong Cốc. Có lẽ đây là hộ duy nhất hiện vẫn còn giữ được cái nghề truyền thống chuyên làm những đồ chơi thủ công phục vụ cho thiếu nhi trong những dịp tết Trung thu. Anh Thâu tiếp tôi trong căn nhà khang trang nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính thuở xưa: với sập gụ, tủ chè; những bộ tranh tứ bình, câu đối, đại tự rất cổ; những bình gốm hoa lam, và những đồ thờ tự có lẽ đã trao truyền qua biết bao thế hệ...Nhâm nhi chén nước trà nóng và hàn huyên dăm ba câu chuyện, vì là người quen cũ và anh cũng có một thời làm công tác văn hoá ở cơ sở, hiện con trai anh cũng đang theo cái nghề của bố, cũng là một hoạ sỹ có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong làng hội hoạ của tỉnh nhà, nên câu chuyện có phần được rôm rả hơn. Trò chuyện một hồi tôi hỏi: tại sao anh vẫn còn giữ cái nghề truyền thống, làm đồ chơi cho trẻ nhỏ? và thu nhập từ cái nghề này có đủ nuôi sống gia đình? Anh Thâu nhìn về phía xa xăm như muốn tìm lại cái cảm giác cũ khi tôi gợi lại cho anh nhớ về một ký ức Tết trung thu thuở anh còn là những đứa trẻ. Anh chậm rãi tâm sự: “mặc dù làm nghề này thu nhập không nhiều, nhưng đây là nghề truyền thống của gia đình đã được trao truyền từ đời ông qua đời cha cho đến đời tôi là đời thứ ba, nên tôi có một tình yêu và sự gắn bó với nghề rất sâu sắc. Nghề này cũng là niềm đam mê, như một thú vui riêng khiến cho tôi luôn cảm thấy như được trẻ lại khi mang đến niềm vui cho cuộc đời và cho những đứa trẻ nghèo ở thôn quê”…
Giữa xu thế phát triển rất nhanh của kinh tế thị trường với sự mở rộng giao lưu, buôn bán hàng hoá nhộn nhịp như ngày nay, những hộ gia đình vẫn còn giữ được cái nghề truyền thống như gia đình anh Thâu thật là hiếm. Tạm biệt anh trong cái se se của mùa thu và trong cái rộn rã của tết Trung thu đang đến gần mà trong lòng tôi vẫn thật ấm áp khi biết rằng, còn nhiều người như anh sẽ mãi lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc cùng với thời gian...
Tags:
Tết