VnTim™ ^-^
Teen may mắn có được cuộc sống vật chất đầy đủ và dư dả là vì những cố gắng làm kinh tế của bố mẹ chứ chẳng đống tiền nào tự dưng rơi xuống dễ dàng cả. Trước kia gia đình Minh (sn1990) cũng khó khăn lắm, nhưng nhờ bố bạn giỏi kinh doanh nên giờ thành lập được một công ty lớn, nhà Minh giàu lên nhanh chóng. Không thèm nhìn đến hình ảnh ông bố giỏi kinh doanh, bạn bè trong lớp xì xào rằng bố mẹ Minh chỉ có buôn... heroin nên mới giàu nhanh thế (?).
VnTim™ Theo Kênh 14
|
Hanoinet - Đợt thi khối A vừa rồi, Thu Trang (VĐ) được mẹ chở đi bằng xe riêng của nhà. Bình thường, bố mẹ khi rảnh rỗi vẫn chở Trang đi chơi, đi học thêm bằng ôtô như thế.
Bạn là một teen con nhà giàu - điều đó gần như luôn đi kèm với việc là bạn sẽ bị “đặt” lên cán cân soi xét của đám đông một cách cực kỳ khắt khe, thậm chí độc địa. Teen nhà giàu nhiều khi bị cô lập chỉ vì một lý do đơn giản đến vô lý "Con nhà giàu".
Bạn là một teen con nhà giàu - điều đó gần như luôn đi kèm với việc là bạn sẽ bị “đặt” lên cán cân soi xét của đám đông một cách cực kỳ khắt khe, thậm chí độc địa. Teen nhà giàu nhiều khi bị cô lập chỉ vì một lý do đơn giản đến vô lý "Con nhà giàu".
Những kiểu đánh đồng lệch lạc
Đợt thi khối A vừa rồi, Thu Trang (VĐ) được mẹ chở đi bằng xe riêng của nhà. Bình thường, bố mẹ khi rảnh rỗi vẫn chở Trang đi chơi, đi học thêm bằng ôtô như thế. Nữa là trước ngày thi quan trọng, bố mẹ lại càng không muốn cô con gái của mình bị mệt vì nắng nóng, khói bụi.
Thế mà qua mắt mấy cô bạn cùng trường cũng thi ở đó, Trang trở thành một đứa vênh váo, khệnh khạng “vác” cả 4 bánh đi thi, các cô kia khẳng định chắc nịch: “100% là khoe của”. Trang nghe được thì ức lắm, “Nhà có xe chẳng lẽ lại leo xe ôm đi thi cho đỡ bị soi?” Lên mạng đọc một vài bài báo “chửi khéo” con nhà giàu đi thi bằng 4 bánh, Trang nghĩ mà thấy buồn cho họ, “Ô tô hay xe máy bây giờ chỉ là phương tiện di chuyển, sao mọi người không chịu hiểu?”
Chuyện Trang bị “super soi” suốt 3 năm học vừa qua không lạ lẫm gì với cô bạn. Chỉ vì hôm họp phụ huynh đầu năm lớp 10, có 4 phụ huynh quên mang tiền đóng các loại phí, mẹ Trang xởi lởi nhận đóng hộ rồi hôm sau các bác kia trả cũng được. Không hiểu kiểu gì mà từ đó mẹ Trang bị mang luôn cái tiếng “Hợm hĩnh, tưởng có tiền mua hết đấy à?” Hôm sau cô con gái nhận lại tiền trả từ các bạn cùng lớp với thái độ khinh khỉnh đã suýt khóc vì tủi thân.
Đến những ngôi trường hay phải đóng nhiều khoản tiền vô lý, khiến phụ huynh bức xúc và teen bực bội gán luôn cho cái mác “Đúng là trường của bọn nhà giàu!”. Giàu hay nghèo thì phụ huynh nào cũng phải đóng từng ấy tiền cho mỗi tháng, chẳng phân biệt “dù bạn giàu hay bạn nghèo”, vậy thì tại sao cái gì xấu cũng gán cho “bọn nhà giàu” vậy? Trong mắt nhiều teen, nhà giàu là một “bọn” không thể tốt đẹp được, là “thủ phạm” của sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội.
Trong buổi liên hoan lớp tại quán ăn, Hồng Hạnh (lớp 10 trường LT..) từ chối cho tiền một thanh niên còn đầy đủ “tứ chi” mà lại lê lết xin ăn từng người một. Hội bạn ngồi bấm nhau, xì xào “Nhà nó giàu thế mà tiếc mấy nghìn cho người ta, đúng là ky bo nên mới giàu được!”. Câu chuyện được thêm thắt và lan ra khắp trường, không một ai thèm tìm hiểu gia đình Hạnh rất nổi tiếng trong giới làm từ thiện, bố Hạnh là gương mặt quen thuộc mỗi khi báo ANTG tổ chức quyên góp giúp đỡ người nghèo.
Hạnh giải thích đơn giản, “Mình đã từng dùng hết tiền tiết kiệm cùng mọi người giúp một bà cụ phải dựng cái lều ở vì bị con trai bỏ rơi. Còn người thanh niên đó vẫn lành lặn, sao lại lê lết đi xin bố thí mà không chịu lao động?” Nực cười là đám bạn kia vẫn tin chắc chỉ vì những người giàu mà ky như Hạnh, số lượng ăn xin trên đường phố mới tăng thảm hại đến vậy (!?).
Nhi (sn1991, trường NCT) có anh trai đang học bên nước ngoài nên thường xuyên được gửi đồ hiệu về. Bản thân Nhi cũng ít khi đi chọn đồ, không biết mặc cả nên mặc đồ của anh là chủ yếu. Có vậy thôi mà các con vịt ở lớp khẳng định “Nó toàn rút tiền của ông già, mua đến mấy nghìn đô một cái túi, quần áo cũng mấy trăm đô một chiếc, tử tế gì !” Nhi thú thật ít khi chơi với bạn cùng lớp, bởi “Các bạn ấy để ý tớ từ chuyện ăn mặc, cái túi xách anh trai tớ mua dịp sale còn mấy trăm ngàn, các bạn ấy cũng nói thành mấy nghìn đô được!”
Teen may mắn có được cuộc sống vật chất đầy đủ và dư dả là vì những cố gắng làm kinh tế của bố mẹ chứ chẳng đống tiền nào tự dưng rơi xuống dễ dàng cả. Trước kia gia đình Minh (sn1990) cũng khó khăn lắm, nhưng nhờ bố bạn giỏi kinh doanh nên giờ thành lập được một công ty lớn, nhà Minh giàu lên nhanh chóng. Không thèm nhìn đến hình ảnh ông bố giỏi kinh doanh, bạn bè trong lớp xì xào rằng bố mẹ Minh chỉ có buôn... heroin nên mới giàu nhanh thế (?).
Chiếc xe bố Minh tặng con trai nhân dịp sinh nhật đến điện thoại, laptop, bạn bè đều cho rằng từ tiền bất chính, bất hợp pháp mà có. Thừa thời gian để soi mói tò mò, nhưng những kẻ mắc hội chứng “ghét nhà giàu” lại thiếu mất trí khôn đến mức chẳng hiểu nổi nếu phạm pháp thì gia đình Minh có tồn tại được đến ngày hôm nay không.
Teen nhà giàu nhiều khi bị cô lập một cách rất vớ vẩn, chính vì thế giàu mà còn khổ hơn là nghèo. Mở mồm ra góp chuyện thì bị dè bỉu, ngượng quá, thu mình lại là y như rằng mang ngay cái tiếng chảnh, khó gần. Đi mua sắm, chủ hàng nhìn thấy teen nào đi xe đẹp thì kiểu gì cũng đội giá lên trời. Đối xử hào phóng, xởi lởi với ai đó rồi lại bị người ta lợi dụng tiền nong...
Đừng thành kẻ đánh đồng xấu tính !
Nhiều cậu trai kém cỏi còn đổ cho con gái những suy nghĩ rất oái oăm, nào là con gái bây giờ chỉ thích yêu anh lắm tiền, còn không vật chất là không quan hệ. Thật ra con gái ghét những anh chàng không bằng ai, nhưng lại giỏi chê bai người khác chỉ vì người ta giàu hơn.
Mới đây Yến (18 tuổi) nhất định đòi chia tay bởi không chịu nổi kiểu mạt sát và chê bai người khác của cậu bạn trai cùng tuổi. Yến quen một người bạn nhà giàu nhưng vẫn cố thi đỗ học bổng toàn phần, vừa học giỏi lại sống rất biết điều nên Yến quý bạn lắm. Cậu người yêu ghen, hết chê đến nói xấu, sau đó chuyển hẳn sang trách Yến thực dụng mới thích con nhà giàu. “May mà thoát được một kẻ lèm bèm chuyên ghen tỵ như thế!”, Yến thở phào.
Giàu có chưa bao giờ là một cái tội. Tuổi teen bình đẳng với nhau ở lớp, ở trường qua bộ đồng phục, ngay cả ở ngoài đời cũng bình đẳng bằng bản lĩnh thì cớ gì phân chia giai cấp giàu nghèo để cố tình hạ thấp người khác qua két tiền của bố mẹ họ?
VnTim™ Theo Kênh 14
Tags:
Cuộc Sống
mình cũng đang ở hoàn cảnh tương tự thế này nhưn cuộc sống của mình giờ đã hp hơn nhờ cuốn fulfilled cuộc cách mạng cá nhân trong 7 bước,nó thật sự là cuốn sách của mọi hoàn cảnh