Google Analytics là một dịch vụ giúp bạn theo dõi website của mình một cách đầy đủ. Điều đó rất có ích với các webmaster vì nhờ những kết quả thu lượm được bạn có thể đưa ra những chiến lược khác nhau cho việc phát triển website của mình. Xét về tính năng, uy tín cũng như độ tin cậy, dịch vụ này không hề thua kém bất cứ một dịch vụ trả phí nào. Bạn có thể xem số người truy cập mỗi ngày, số trang họ đã xem, số người quay lại trang web, và rất nhiều thông tin khác... Các thông tin đều được thể hiện một cách rõ ràng dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu, và bạn có thể trích xuất nó ra thành tập tin xml, txt để xem offine trên máy tính. Với những tính năng tuyệt vời, độ ổn định cao, Google Analytis quả là một dịch vụ đáng để các webmaster lưu tâm.
Giao diện của Google Analytics gồm có 2 phần:
- Analytics Settings: để quản lý danh sách các website.
- View Reports: để nhận báo cáo từ việc theo dõi website.
Bạn bấm vào từng mục để sử dụng, trang web đáp ứng khá nhanh.
Đầu tiên, bạn cần khai báo website cần theo dõi. Ở mục Choose Website Profile Type bạn chọn Add a Profile for a new domain để tạo profile website mới, hoặc chọn Profile for an existing domain để chỉnh sửa profile cũ từ trước. Mục Add a Profile for a new domain, bạn nhập vào tên miền website của mình. Nếu đã thiết lập theo dõi từ trước thì bạn chỉ việc bấm nút Finish để kết thúc và nhận đoạn mã từ Google Analytics. Nếu là lần đầu tiên, bạn sẽ phải khai báo thêm một số thông tin cá nhân nữa.
Về phía website của bạn, bạn cũng cần phải copy đoạn mã từ Google Analytics và chèn vào phía sau thẻ Body của từng trang web nếu nó được làm bằng HTML. Với các trang web động, bạn chỉ cần chèn vào template của trang web mà thôi.
Theo dõi website
Sau khi làm theo các bước như trên, website của bạn đã sẵn sàng được theo dõi. Tại phần Analytics Settings bạn bấm vào tên website cần theo dõi ở mục Website Profiles.
Tại giao diện của mục View Reports bạn sẽ thấy phía bên tay trái là danh mục các kiểu theo dõi, phía bên tay phải là bảng hiện thị chi tiết từng mục. Phần chi tiết được trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu rất trực quan. Bạn có thể bấm vào từng mục để xem các thông số. Bạn có thể xem số lượng người ghé thăm website, số lượng người thăm mới, số lượng người tìm thấy website bạn tại bộ máy tìm kiếm, số từ khóa được dùng nhiều nhất để tìm thấy trang web của bạn, v.v... Ở dưới mỗi mục theo dõi còn có phần Help (bằng tiếng Anh) khá dễ hiểu giúp cho bạn có thể tận dung tối đa Google Analytics. Ngoài ra bạn còn có thể xem lại thông số những ngày trước bằng cách bấm vào ngày cần xem trong mục Date Range.
Để in bản theo dõi, bạn bấm vào biểu tượng máy in trên thanh tiêu để của mỗi mục chi tiết. Ở đây cũng có 3 biểu tượng giúp bạn xuất các thông tin thành các tập tin theo 3 dạng văn bản là txt, xml, xls.
Thiết lập bộ lọc
Ngoài các tính năng hữu ích trên, Google còn cung cấp cho bạn một công cụ giúp lọc thông tin trước khi đưa ra cho bạn xem xét. Để sử dụng tính năng này, tại giao diện Analytics Setting hãy bấm vào mục Filter Manager. Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các filter mà bạn đã thiết lập. Nếu chưa thiết lập filter nào, bạn bấm vào Add Filter đễ thiết lập 1 filter mới. Ở mục Add Filter, bạn chọn tên filter, kiểu filter (Filter Type) và website mà bạn muốn thiết lập filter.
Google cung cấp cho bạn khá nhiều kiểu filter hữu ích, dưới đây sẽ là sơ lược về từng filter:
- Exclude all traffic from a domain: sử dụng bộ lọc này để không nhận các truy cập từ một địa chỉ nào đó như là một ISP chẳng hạn.
- Exclude all traffic from an IP address: bộ lọc này sẽ loại trừ mọi truy cập từ một địa chỉ IP nào đó.
- Include only traffic to a subdirectory: bộ lọc này sẽ giúp bạn chỉ nhận thông tin từ một subdomain của website.
Ngoài ra còn có mục Custom Filter giúp bạn tùy biến các bộ lọc cho riêng mình:
- Exclude: mục này giúp bạn loại bỏ không theo dõi một mục nào đó.
- Include: chỉ nhận thông tin trong một mục nhất định và bỏ qua các mục khác.
- Lowercase: lọc chữ thường.
- Upcase: lọc chữ hoa.
- Search and Replace: tìm kiếm và thay thế các chuỗi trong các mục.
- Lookup Table: mục này hiện chưa thể sử dụng được.
- Advanced: mục này cho phép bạn tùy biến một kiểu lọc cao cấp phù hợp với công việc riêng của mình.
Bảng điều khiển của Google Analytics được thay đổi vào tháng 11 năm ngoái với một giao diện mới cùng với việc cập nhật tính năng tùy biến nâng cao cho các phân đoạn tại Advanced Segments, cho phép người dùng tùy biến với các chọn lựa nâng cao trong việc theo dõi lưu lượng khách ghé thăm trang web của mình.
Ngoài ra, người dùng hiện đã có thể so sánh các thông số với nhau theo thời gian bằng một biểu đồ mới bằng cách chọn mục muốn theo dõi rồi bấm vào nút Visualize. Đây là một tính năng mới vừa được Google thông báo trên blog của mình.
Giao diện của Google Analytics gồm có 2 phần:
- Analytics Settings: để quản lý danh sách các website.
- View Reports: để nhận báo cáo từ việc theo dõi website.
Bạn bấm vào từng mục để sử dụng, trang web đáp ứng khá nhanh.
Đăng ký và sử dụng
Việc đăng ký và sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ việc vào địa chỉ www.google.com/analytics và đăng nhập với tài khoản Google của mình. Sau khi đăng nhập, giao diện của Google Analytics sẽ hiện ra. Nếu chưa thiết lập theo dõi một website nào thì bạn bấm vào đường link Add Website Profile tại bảng Website profile để bắt đầu.Đầu tiên, bạn cần khai báo website cần theo dõi. Ở mục Choose Website Profile Type bạn chọn Add a Profile for a new domain để tạo profile website mới, hoặc chọn Profile for an existing domain để chỉnh sửa profile cũ từ trước. Mục Add a Profile for a new domain, bạn nhập vào tên miền website của mình. Nếu đã thiết lập theo dõi từ trước thì bạn chỉ việc bấm nút Finish để kết thúc và nhận đoạn mã từ Google Analytics. Nếu là lần đầu tiên, bạn sẽ phải khai báo thêm một số thông tin cá nhân nữa.
Về phía website của bạn, bạn cũng cần phải copy đoạn mã từ Google Analytics và chèn vào phía sau thẻ Body của từng trang web nếu nó được làm bằng HTML. Với các trang web động, bạn chỉ cần chèn vào template của trang web mà thôi.
Theo dõi website
Sau khi làm theo các bước như trên, website của bạn đã sẵn sàng được theo dõi. Tại phần Analytics Settings bạn bấm vào tên website cần theo dõi ở mục Website Profiles.
Tại giao diện của mục View Reports bạn sẽ thấy phía bên tay trái là danh mục các kiểu theo dõi, phía bên tay phải là bảng hiện thị chi tiết từng mục. Phần chi tiết được trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu rất trực quan. Bạn có thể bấm vào từng mục để xem các thông số. Bạn có thể xem số lượng người ghé thăm website, số lượng người thăm mới, số lượng người tìm thấy website bạn tại bộ máy tìm kiếm, số từ khóa được dùng nhiều nhất để tìm thấy trang web của bạn, v.v... Ở dưới mỗi mục theo dõi còn có phần Help (bằng tiếng Anh) khá dễ hiểu giúp cho bạn có thể tận dung tối đa Google Analytics. Ngoài ra bạn còn có thể xem lại thông số những ngày trước bằng cách bấm vào ngày cần xem trong mục Date Range.
Để in bản theo dõi, bạn bấm vào biểu tượng máy in trên thanh tiêu để của mỗi mục chi tiết. Ở đây cũng có 3 biểu tượng giúp bạn xuất các thông tin thành các tập tin theo 3 dạng văn bản là txt, xml, xls.
Thiết lập bộ lọc
Ngoài các tính năng hữu ích trên, Google còn cung cấp cho bạn một công cụ giúp lọc thông tin trước khi đưa ra cho bạn xem xét. Để sử dụng tính năng này, tại giao diện Analytics Setting hãy bấm vào mục Filter Manager. Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các filter mà bạn đã thiết lập. Nếu chưa thiết lập filter nào, bạn bấm vào Add Filter đễ thiết lập 1 filter mới. Ở mục Add Filter, bạn chọn tên filter, kiểu filter (Filter Type) và website mà bạn muốn thiết lập filter.
Google cung cấp cho bạn khá nhiều kiểu filter hữu ích, dưới đây sẽ là sơ lược về từng filter:
- Exclude all traffic from a domain: sử dụng bộ lọc này để không nhận các truy cập từ một địa chỉ nào đó như là một ISP chẳng hạn.
- Exclude all traffic from an IP address: bộ lọc này sẽ loại trừ mọi truy cập từ một địa chỉ IP nào đó.
- Include only traffic to a subdirectory: bộ lọc này sẽ giúp bạn chỉ nhận thông tin từ một subdomain của website.
Ngoài ra còn có mục Custom Filter giúp bạn tùy biến các bộ lọc cho riêng mình:
- Exclude: mục này giúp bạn loại bỏ không theo dõi một mục nào đó.
- Include: chỉ nhận thông tin trong một mục nhất định và bỏ qua các mục khác.
- Lowercase: lọc chữ thường.
- Upcase: lọc chữ hoa.
- Search and Replace: tìm kiếm và thay thế các chuỗi trong các mục.
- Lookup Table: mục này hiện chưa thể sử dụng được.
- Advanced: mục này cho phép bạn tùy biến một kiểu lọc cao cấp phù hợp với công việc riêng của mình.
Bảng điều khiển của Google Analytics được thay đổi vào tháng 11 năm ngoái với một giao diện mới cùng với việc cập nhật tính năng tùy biến nâng cao cho các phân đoạn tại Advanced Segments, cho phép người dùng tùy biến với các chọn lựa nâng cao trong việc theo dõi lưu lượng khách ghé thăm trang web của mình.
Ngoài ra, người dùng hiện đã có thể so sánh các thông số với nhau theo thời gian bằng một biểu đồ mới bằng cách chọn mục muốn theo dõi rồi bấm vào nút Visualize. Đây là một tính năng mới vừa được Google thông báo trên blog của mình.
Tags:
Google Analytics
Tớ làm web lâu mà giờ mới sài đến Analytics ^ ^ thank's bài viết của cậu