Những cái hồ Plitvice (Croatia) - Chốn thần tiên mê đắm
Sở dĩ có tên như vậy vì thực ra đây là 16 hồ được liên kết với nhau bằng những dòng thác tuyệt đẹp. Những chiếc hồ này đặt mình trên một khu rừng - nơi sinh sống của vô số loài hươu, nai, gấu, sói, lợn và nhiều loài chim quý hiếm.
Được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, Plitvice nổi tiếng với bức tranh phong cảnh mang nhiều màu sắc, từ màu xanh da trời cho tới xanh lá cây, từ xám cho tới xanh dương. Màu sắc của hồ còn thay đổi tuỳ theo thành phần chất khoáng trong nước và góc chiếu sáng của mặt trời.
0 src="http://images3.kenh14.vn/Images/Uploaded/baophuong/2008/11/081114CL2Plitvice4.jpg" />
Hồ nước nóng (Dominica)
Hồ nước nóng này nằm ở vườn quốc gia Morne Trois Pitons thuộc Dominica.
Chính xác thì đây là một lỗ phun khí từ miệng núi lửa nhưng bị ngập nước. Miệng hồ lúc nào cũng nổi bong bóng lăn tăn, xung quanh hồ là những đám mây hơi nước. Hồ nước nóng này có chiều dài ước tính 60 mét.
Hồ Red Lagoon (Bolivia)
Còn có tên khác là The Laguna Colorada, đây là một hồ muối cạn nằm tại phía tây nam của Bolivia, gần biên giới với Chile. Hồ có nhiều đảo borac (natri tetraborat) màu trắng nằm tương phản với nước hồ màu đỏ do trầm tích và tảo trong hồ tạo nên.
Hồ Ngũ Hoa (Trung Quốc)
Đây là một địa điểm thu hút được nhiều khách du lịch tại vườn quốc gia Jiuzhaigon ở Trung Quốc. Hồ Ngũ Hoa nổi tiếng với làn nước trong nhưng đầy màu sắc và dưới đáy hồ là những thân cây đổ, nằm một cách tự nhiên. Khách du lịch thể nhìn rõ những thân cây này qua mặt nước rõ mồn một, như thể soi gương vậy. Nước hồ thay đổi nhiều gam màu khác nhau, từ xanh ngọc, vàng, xanh lá cây tới xanh dương.
Biển chết (Israel và Jordan)
Đây có lẽ là địa danh quá nổi tiếng đối với nhiều người. Nằm giữa Israel và Jordan, sâu 330 mét, là hồ nước có nồng độ muối cao thứ 2 thế giới(sau hồ Assal tại Djibouti), Biển chết là nơi bạn không bao giờ lo bị chết đuối. Nồng độ muối cao gấp 8.6 lần đại dương khiến tất cả các sinh vật đều không thể tồn tại được, đồng thời khiến mọi du khách nổi thoải mái trên mặt nước.
Hồ Baikal (Nga)
Đây được coi là hồ sâu nhất và lâu đời nhất trên trái đất. Nằm ở phía nam Siberia, còn được biết tới với cái tên “ Mắt xanh của Siberia”. Hồ Baikal chứa nhiều nước hơn tất cả các hồ nước ở khu vực Bắc Mỹ cộng lại. Với độ sâu 1637 mét đây là hồ nước sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ nước ngọt chiếm 20 lượng nước ngọt trên thế giới. Tuổi thọ của Baikal là 25 triệu tuổi.
Hồ Titicaca (Bolivia và Peru)
Đây là hồ nước có lượng tàu bè qua lại được cao nhất. Hồ Titicaca nằm giữa biên giới của Bolivia và Peru. Nằm ở độ cao 3812 mét so với mực nước biển, đây đồng thời là hồ lớn nhất nam Mỹ. Lượng nước Titicaca có được lấy từ nước mưa và nước băng tan của các dòng sông băng.
Biển Caspian (Nga)
Đây chính là hồ nước lớn nhất thế giới, nơi chiếm tới khoảng 44% lượng nước hồ trên cả thế giới này. Với diện tích bề mặt lên tới 394,299 km², nó to hơn cả 6 chiếc hồ lớn nhất thế giới cộng lại.
Hồ Crater (Mỹ)
Đây có thể coi là hồ nước sạch nhất thế giới. Crater nằm tại Oregon, là một hồ nước vô cùng đặc biệt khi mà gần như không có một vịnh nhỏ hay nhánh rẽ nào. Đây có lẽ là lý do khiến Crater sạch đến như vậy. Điểm sâu nhất người ta đo được của hồ Crater là 594 mét. Đây là hồ nước sâu nhất nước Mỹ và sâu thứ 9 trên thế giới.
Hồ Karachay (Nga)
Đối lập với Crater, Karachay là hồ nước ô nhiễm nhất thế giới nằm ở phía bắc dãy núi Ural tại phía tây nước Nga. Theo Washington D.C - dựa theo kết quả nghiên cứu của Viện quan sát thế giới, nơi đây là hồ nước ô nhiễm nặng nhất với hàng tá các chất độc hại và phóng xạ được tống xuống. Những chất này nằm rải rác tại nhiều vùng chứ không tập trung.
Theo kênh 14