3 Công cụ Google hỗ trợ web Blog



Sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho chủ nhân các trang web khi sử dụng 3 công cụ của Google bao gồm: Analytics, AdSense, AdWords.

Từ một blogger chân ướt chân ráo bước vào thế giới online, đến một cá nhân sở hữu trang web từ nhiều năm, chắc hẳn ai cũng muốn hái ra tiền từ trang web của mình.

Với công cụ Google Analytics, bạn có thể dễ dàng theo dõi lưu lượng người truy cập cũng như các địa chỉ trỏ tới trang web. Google AdSense sẽ đặt những mẩu quảng cáo nhỏ có nội dung liên quan đến trang web của bạn. Bạn sẽ nhận được tiền sau mỗi cú click chuột của khách truy cập. Cuối cùng, Google AdWords cho phép bạn tuỳ biến quảng cáo, chọn từ khoá thích hợp, giúp trang web bạn thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

Google Analytics

1. Nắm vững những khái niệm cơ bản.

  • Visits là số lượng phiên truy cập vào trang web - số lần khách ghé thăm trang web.
  • Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm khách vãng lai, những người chỉ vào xem trang đầu tiên rồi bỏ đi ngay.
  • Page View là số lần trang web được tải bởi trình duyệt.
  • Average Time on Site là thời gian trung bình khách truy cập lưu lại trên web.
  • % New Visits là số phiên truy cập - số lần ghé thăm trang web từ những vị khách mới.

2. Hiểu rõ nguồn lưu lượng.

  • Direct Traffic là lượng khách truy cập web trực tiếp bằng cách gõ địa chỉ web lên URL hoặc vào từ bookmark.
Referring URLs là những trang web chuyển lưu lượng khách truy cập đến trang của bạn, có thể là từ banner quảng cáo hoặc liên kết trực tiếp.
  • Search Engines: các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN, v.v..
  • Other: các nguồn khác chẳng hạn như e-mail quảng cáo..v..v.

3. Quyết định báo cáo nào quan trọng nhất.

• Nhận xét xem xu hướng tăng trưởng bắt nguồn từ đâu trong khoảng từ 3 đến 6 tháng gần nhất. Từ những nguồn miễn phí hay có phí? Những nỗ lực để thu hút khách truy cập từ những nguồn khác đã thành công chưa?
• Đào sâu nghiên cứu những trang web, từ khoá, cụm từ khoá mang lại lượng khách truy cập lớn để nắm được tâm lý độc giả.
  • Tăng cường chăm sóc, cải thiện những trang có chỉ số Bounce Rate cao.
  • Đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo không làm tăng chỉ số Bounce Rate
  • Xác định rõ những trang chủ chốt để tính toán đầu tư.

4. Đặt bản thân vào vị trí khách truy cập.

  • Xem xét những liên kết thu hút nhiều cú click chuột.
  • Thử vào liên kết đó và nghĩ xem người ta sẽ làm gì tiếp.
  • Kiểm tra lượng người chuyển đến mỗi trang. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn chỉ số Bounce Rate.

5. Tập trung vào kết quả.

  • Xác định những sự cải tiến cần thiết với trang web.
  • Cân nhắc những cơ hội buôn bán.
• Trả lời câu hỏi: Tại sao trang web tồn tại? Sau đó đi qua 4 bước nói trên nhằm xác định những điểm mấu chốt để đánh giá kết quả.

Google AdSense

1. Trước tiên bạn cần có một trang web với nội dung chấp nhận được và địa chỉ URL hợp lệ. Sau đó hãy đăng ký một tài khoản AdSense.

2. Chắc chắn rằng sau khi đặt quảng cáo lên, giao diện trang web của bạn vẫn hấp dẫn. Cố gắng đừng để những mẩu quảng cáo trở nên lạc lõng trên trang web.

3. Đặt quảng cáo tại những vị trí tốt nhất trên web.

4. Tạo nhiều chuyên mục mới lạ, độc đáo. Những web có nội dung phong phú, chuyên mục mới lạ và thật nhiều trang sẽ có nhiều cơ hội dành cho quảng cáo hơn. Rõ ràng một web có 10 trang không thể kiếm được nhiều tiền bằng web có 50 - 500 trang.

5. Quảng bá trang web bằng cách gửi e-mail giới thiệu tới bạn bè và dẫn trang web của bạn tới tất cả các công cụ tìm kiếm để nội dung được đánh chỉ mục.

Google AdWords

1. Hiểu tâm lý độc giả.

Tính chính xác là chìa khoá tìm kiếm với những chương trình như Google AdWords. Bạn muốn hướng tới những độc giả nhất định vào thời điểm thích hợp. Hãy xem xét kỹ sản phẩm bạn rao bán, dịch vụ bạn cung cấp và khách hàng - những người có nhu cầu.

2. Xác định mục tiêu.

Một khi bạn có ý thức rõ ràng với công việc của mình, hãy tập trung vào việc làm cách nào để đến với khách hàng. Bạn cần nắm rõ đâu là mục tiêu tối thượng để đi tới thành công. Tổ chức từng chiến dịch dựa trên yếu tố đơn giản và hiệu quả, xác định rõ dòng sản phẩm chiến lược (cà phê, trà hay thiết bị máy móc), mục đích (mang tính thời vụ hay quảng bá)

3. Lựa chọn những từ khoá đắt giá.

Lựa chọn từ khoá là cả một nghệ thuật. Hãy lập một danh sách tất cả những từ khoá bạn nghĩ ra, rồi thu hẹp lựa chọn dần. Cố gắng đặt mình vào vị trí khách truy cập. Nghĩ xem những từ khoá nào tốt nhất và đặt cược vào nó để thu được tối đa hiệu quả.

4. Tạo những quảng cáo thật hấp dẫn.

Hãy làm những quảng cáo có sức hút, gây tò mò cho người xem, khiến họ cảm thấy cần phải click vào để tìm hiểu nhiều hơn. Thường thì trong một mẩu quảng cáo, bạn có 3 câu ngắn gọn để lôi kéo sự chú ý của người xem. Để tạo một quảng cáo hiệu quả, hãy thử những mẹo sau:

  • Thêm từ khoá vào tiêu đề và phần mô tả.
  • Truyền đạt những ưu điểm nổi bật của sản phẩm.
  • Nhanh chóng đi vào trọng tâm.
  • Dùng từ mang tính gợi mở hành động, chẳng hạn như "Click vào đây", "Đăng ký ngay"
  • Đặt liên kết trực tiếp tới trang web liên quan tới nội dung quảng cáo.

5. Hướng tới đúng nhóm đối tượng với quảng cáo phù hợp.

Một khi đã biết được những khách hàng tiềm năng, bạn có thể tập trung vào từng nhóm đối tượng cụ thể. Tạo những quảng cáo đa ngôn ngữ nếu bạn có chiến dịch quảng bá toàn cầu. Bạn cũng có thể nhắm tới từng khu vực riêng biệt theo vị trí địa lý, ví dụ như nơi doanh nghiệp bạn đang phục vụ.

6. Theo dõi chặt chẽ công việc.

Sau khi chiến dịch quảng bá đi vào giai đoạn thực hiện, hãy đánh giá hiệu quả thường xuyên. Theo dõi sát sao tất cả những chỉ số thống kê, báo cáo.

7. Cập nhật thường xuyên.

Duy trì đánh giá những kết quả bạn thu được. Ghi nhớ rằng phải không ngừng cải tiến, thử nghiệm những thứ mới mẻ. Đừng ngại thay đổi, đó là bí quyết thành công.

Theo PCMag.com

Đăng nhận xét

» VnTim™ cảm ơn bạn đã đọc bài viết. :)
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý. Đừng Spam nhé!

Mới hơn Cũ hơn