10 yếu tố cơ bản khi chọn nền tảng cho blog

Nền tảng blog chính là hệ thống hay công cụ để giúp bạn viết và quản lý blog. Bạn có thể đã nghe nói rất nhiều về Yahoo! 360 (Plus), my.opera.com, blogger.com, wordpress.com hay wordpress.org nhưng bạn băn khoăn không biết chọn cái nào là tốt nhất? Bạn cũng có thể băn khoăn nên chọn blog từ các nhà cung cấp dịch vụ hay tự thiết lập một blog với tên miền riêng của bạn? Hay tạm thời sử dụng blog dịch vụ sau đó nâng cấp thành blog độc lập?

Nền tảng blog

Nền tảng blog

Thật khó để đưa ra một câu trả lời tốt nhất cho tất cả mọi người vì mỗi người đều có điều kiện, nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số vấn đề có thể bạn cần quan tâm khi lựa chọn cho mình một nền tảng blog:

  1. Dễ sử dụng và cài đặt: Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi cài đặt và quản lí blog.
  2. Khả năng tùy biến blog: Việc tùy biến cho blog không chỉ cho phép bạn có thể tạo ra một blog mang phong cách riêng của bạn mà còn cho phép bạn thêm hoặc bớt các thành phần phù hợp với yêu cầu sử dụng.
  3. Sự phổ biến: Một nền tảng blog được nhiều người sử dụng chứng tỏ nó có nhiều ưu điểm đã được kiểm chứng và có nhiều tiện ích (Theme, Plugin) được phát triển bởi nhiều người. Bạn sẽ dễ dàng nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng người sử dụng khi có bất kể khó khăn gì.
  4. Cộng đồng và khả năng tương tác với các blog khác: Một mạng lưới blog rộng lớn có nhiều thành viên tham gia thì sẽ giúp cho bạn tăng khả năng kết bạn với nhiều người và blog của bạn sẽ được nhiều người biết đến. Khả năng tương tác với blog khác càng cao thì bạn càng có khả năng mở rộng mạng lưới và tầm ảnh hưởng của mình với mạng lưới ấy. Khả năng này giúp cho việc quảng bá blog của bạn.
  5. Thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm (SEO): Một trong những nhu cầu quan trọng nhất của hầu hết những người viết blog là được người khác tìm thấy thông qua các công cụ tìm kiếm. Để làm được điều đó thì bạn phải làm tốt kỹ thuật SEO (Search Engine Optimization). Vviệc lựa chọn đúng nền tảng blog sẽ giúp bạn rất nhiều trong vấn đề này.
  6. Khoản chi phí có thể phải trả để tạo và duy trì cho blog: phí đăng ký và duy trì tên miền, phí thuê host, phí thiết kế giao diện và các tiện ích cho blog, phí quảng bá cho blog…
  7. Thuận lợi cho việc kiếm tiền từ blog: Nếubạn có ý định kiếm tiền với blog của mình thì bạn mong muốn nền tảng blog hỗ trợ cho các chương trình quảng cáo như cho phép đặt banner, cho phép đặt mã quảng cáo vào trong bài viết…Không hẳn tất cả mọi blog đều cho phép bạn làm điều này, hoặc có cho phép nhưng bị hạn chế.
  8. Mục đích sử dụng blog của bạn: bạn sẽ viết blog trong thời gian dài hay chỉ viết cho vui? Bạn viết vì sở thích, viết để giải trí hay để làm gì? Bạn có định kiếm tiền với blog không? Nếu viết trong thời gian dài và/hoặc có mục đích kiếm tiền thì hãy chọn blog độc lập, ngược lại bạn có thể chọn blog dịch vụ.
  9. Khả năng chuyên môn của bạn: Việc thiết lập và quản lý một blog, đặc biệt là blog độc lập đòi hỏi bạn phải có những kiến thức nhất định như là tên miền, dịch vụ hosting, FTP, theme, plugin…Nếu những vấn đề này thực sự làm bạn đau đầu, bạn nên chọn nền tảng blog dễ cài đặt và sử dụng hoặc nhờ sự trợ giúp của người khác.
  10. Khả năng tài chính của bạn: Bạn có khả năng chi trả hay có muốn chi trả các chi phí liên quan đến việc tạo và duy trì blog hay không? Nếu không hãy chọn blog dịch vụ, nếu có hãy chọn blog độc lập.

Tổng kết lại

Hầu hết những blogger chuyên nghiệp khi được phỏng vấn (bạn có thể tìm kiếm rất nhiều với từ khóa “Blogger Interview“) họ đều đưa ra lời khuyên là nên tạo blog độc lập với tên miền riêng ngay từ đầu. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến đó. Nếu như bạn vẫn băn khoăn cho câu trả lời tốt nhất thì với tôi blogger.com là sự lựa chọn tốt nhất cho blog dịch vụ và wordpress.org là sự lựa chọn tốt nhất cho blog độc lập.

Tất nhiên chẳng có ý kiến nào là đầy đủ và trọn vẹn cả. Vậy nên tôi rất mong các bạn cùng tham gia thảo luận. Hãy liệt kê những nền tảng blog mà bạn cho là tốt nhất, phù hợp với yêu cầu sử dụng của bạn, kèm theo đó là những ưu điểm và nhược điểm của nó, nó phù hợp nhất cho yêu cầu sử dụng nào. Làm như vậy chúng ta sẽ giúp được rất nhiều cho những người đến sau, những người mới bắt đầu.

Đăng nhận xét

» VnTim™ cảm ơn bạn đã đọc bài viết. :)
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý. Đừng Spam nhé!

Mới hơn Cũ hơn