Truyện tình Chan chát vị sung xanh

Một ngày lành lạnh cuối năm, mấy gã trai rủ nhau vào quán lẩu dê giữa lòng Hà Nội nhậu một bữa. Bắt gặp những chiếc lá sung xanh nằm chen lẫn giữa những đinh năng, mơ tam thể, củ sả, kinh giới, rau ngổ,... Bỗng dưng thèm những quả sung tròn tròn, nho nhỏ, xanh xanh chấm muối trắng. Cái vị chan chát rất riêng ấy cứ chập chờn hư hư, thực thực. Bây giờ còn có ai muối sung nữa không? Những quả sung tròn xoe, xanh ngan ngát. Cây sung tẻ, sung nếp mọc đầy bên các bờ ao, bờ chuôm nơi chốn quê. Có lẽ không thôn làng ở miền Bắc Việt Nam mà thiếu cây sung. Những cây sung cổ thụ, thân nhẵn bóng vì thời gian nằm nghiêng nghiêng soi bóng xuống ao làng, như đang ngẫm ngợi về những năm tháng đã qua.Mùa hè nắng như đỏ lửa. Lũ trẻ thường tụ tập dưới gốc sung, gốc gáo chơi khăng, chơi quay rất mê mải. Thú vị nhất là trò chơi pháo đập. Móc đất sét xanh dưới gốc sung bờ ao lên trộn cho thật nhuyễn thật dẻo rồi nặn thành từng viên pháo giống như chiếc bát con. Giơ thật cao rồi ném úp xuống đất phát ra tiêng nổ đanh. Pháo hay phải là tiếng kêu phải giòn, đanh rõ ràng, thủng một lỗ to ở chính giữa. Cây sung thường mọc cạnh bờ ao. Nước dưới ao trong leo lẻo, có thể nhìn thấy rõ từng chiếc lá sung, quả sung rụng chìm dưới đáy. Những con cá đuôi cờ, rô ron lượn lờ nhàn nhã. Thỉnh thoảng có một chú cá quả cụ liều lĩnh phóng vút ra rồi lại biến mất dưới bóng tối đầy rễ bèo tây. Đám trẻ con chơi chán rồi trèo lên cây, hái sung ăn rồi ném lũm tũm xuống dưới ao rất thích thú.Chị người hàng xóm có vóc người dong dỏng, khi cười hiện hai núm đồng tiền rất xinh. Vào mùa sung ra quả, chị hái từng rổ, rửa sạch rồi cho vào vại muối. Quả sung chị chọn thường là sung bánh tẻ. Quả sung non quá cũng hỏng mà già quá cũng không đạt. Bàn tay chị thật trắng với các ngón tay dài dài, thanh mảnh như múa khi muối sung. Bốc mấy vốc sung để ráo nước, thả vào vại. Sau đó, dải lên một lớp muối trắng. Cứ lần lượt lớp sung, lớp muối. Đầy chiếc vại sành, chị cài chiếc vỉ tre lên trên cùng, nén cho chặt rồi rót vào vài ba bát nước con nước đun sôi để nguội. Chỉ ba ngày sau là có sung muối để ăn. Vị sung muối không giống như cà muối, xu hào muối. Nó giòn giòn, chua dìu dịu và hơi mằn mặn. Có thể ăn lo sung muối mà không chán miệng, xót ruột.Quả sung muối xuất hiện trong mâm cơm của nhà nông nghèo, làm phong phú thêm bữa cơm thanh đạm. Vài ba con cá rô, cá diếc kho tương, bát canh rau tập tàng, dền gai hái được trong vườn nhà và một đĩa sung muối thay cà. Nhưng có lẽ độc chiêu nhất là sung muối ăn với canh riêu cua. Bát canh cua trong, gạch cua nâu vàng nổi từng đám. Vài ba cọng hành xanh mềm mại và sợi mùi tàu thả lên trên. Chan cơm trắng gắp quả sung muối màu nâu nhạt. Cắn quả sung giòn tan, vị thơm ngon hoà quyện vào nhau. Đã có nhiều cụ ông, cụ bà khẳng định canh riêu cua phải ăn với sung muối mới đúng bài bản.Quả sung xanh đã len chân vào các nhà hàng đặc sản với tư cách như một gia vị.Một ngày lành lạnh cuối năm, mấy gã trai rủ nhau vào quán lẩu dê giữa lòng Hà Nội nhậu một bữa. Bắt gặp những chiếc lá sung xanh nằm chen lẫn giữa những đinh năng, mơ tam thể, củ sả, kinh giới, rau ngổ,... Bỗng dưng thèm những quả sung tròn tròn, nho nhỏ, xanh xanh chấm muối trắng. Cái vị chan chát rất riêng ấy cứ chập chờn hư hư, thực thực. Bây giờ còn có ai muối sung nữa không?

Đăng nhận xét

» VnTim™ cảm ơn bạn đã đọc bài viết. :)
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý. Đừng Spam nhé!

Mới hơn Cũ hơn